Cử tri phấn khởi vì một Chính phủ quyết liệt, vì dân

Toàn cảnh phiên thảo luận.
Toàn cảnh phiên thảo luận.
(PLVN) - Thảo luận tại Hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ấn tượng về một nhiệm kỳ Chính phủ thành công, liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ nhân dân, gần dân, sát dân...; cử tri phấn khởi vì một Chính phủ quyết liệt vì dân.

Hôm qua, 29/3, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại Hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Từ chiều nay, Quốc hội sẽ bắt đầu thảo luận về công tác nhân sự. 

Kỳ vọng nhiệm kỳ mới tiếp tục bứt phá

Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung vào một số nội dung như: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch nước; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những thành tựu, dấu ấn nổi bật của Chủ tịch nước, Chính phủ; những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm; những phương hướng của Chủ tịch nước, Chính phủ trong nhiệm kỳ tới.

Nêu ý kiến, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đồng tình cao với các báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) phát biểu.
 Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) phát biểu.

“Chúng tôi rất ấn tượng với những kết quả mà Chính phủ đạt được trong 5 năm qua, rất ghi nhận sự thẳng thắn của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế, rất chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn, thách thức, ấn tượng rất sâu sắc về một nhiệm kỳ Chính phủ thành công, liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ nhân dân, nói không với tham nhũng, gần dân, sát dân, giải quyết những vấn đề của đời sống, một Chính phủ quyết tâm phục vụ nhân dân”, ĐB Hoa phát biểu.

Tuy nhiên, ĐB cũng nêu rõ, sự chuyển động còn chưa đều, vẫn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cơ chế “xin - cho”… Khi một cỗ máy vận hành thì chỉ một chi tiết nhỏ lỡ nhịp sẽ ảnh hưởng tới cả cỗ máy. ĐB cũng nêu nhiều kiến nghị về nội dung trong nhiệm kỳ tới, sao cho Quốc hội phải là nơi “hiểu điều dân muốn, làm điều dân cần”. 

Cùng quan điểm, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) bày tỏ thống nhất và đánh giá cao báo cáo nhiệm kỳ mà Thủ tướng trình bày. ĐB Phạm Thị Minh Hiền mong muốn Chính phủ nhiệm kỳ tới dành thời gian rà soát chính sách sử dụng nhân tài bởi vấn đề con người có ý nghĩa quyết định đến năng lực của bộ máy.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) phát biểu.
 Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) phát biểu.

Theo ĐB Hiền, bộ máy của chúng ta có hai nhóm chuyên gia: Nhóm chuyên gia thông thái và nhóm chuyên gia thông minh. Trong đó, nhóm chuyên gia thông minh nắm bắt tốt lĩnh vực của mình nhưng khi có trở ngại hoặc vướng mắc, họ chỉ muốn giữ “an toàn” trong lĩnh vực quen thuộc của mình. Do đó, khi tư duy hoạt động bị thu hẹp theo lối mòn thì khả năng sáng tạo sẽ không còn.

Do đó, ĐB mong muốn Chính phủ kiên quyết xóa bỏ lối mòn tư duy, khuyến khích năng lực sáng tạo, đổi mới của từng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy.

“Đừng xem trách nhiệm là trái bóng”

Vấn đề thứ hai, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền quan tâm là công tác giáo dục: “Sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua là bài học cho các nhà quản lý giáo dục. Điều đáng nói là khi xã hội đã thấy rõ những hậu quả mà nhiều học sinh và gia đình đang phải đối mặt thì vấn đề cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm này lại chưa rõ ràng”. Do đó, ĐBQH đề nghị “đừng xem trách nhiệm là trái bóng” và Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế tăng thêm kỷ cương quốc gia.

Tương tự, Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào với một nhiệm kỳ Chính phủ với nhiều thành tựu ấn tượng. Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã vượt qua mọi khó khăn để khẳng định uy tín của mình. 

Cũng tại phiên thảo luận, theo ĐBQH Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang), nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua. Những đột phá chiến lược được xem là ưu tiên cao của Chính phủ trong nhiệm kỳ đã tạo ra nhiều dấu ấn về hoàn thiện thể chế, giải quyết việc làm cho nhân dân... Chính phủ đã cơ cấu lại nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế… đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đã huy động được sự ủng hộ của người dân, phát huy được sức mạnh nội sinh của dân tộc. Công tác môi trường, phòng chống tham nhũng được quan tâm thường xuyên, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

“Cử tri phấn khởi vì một Chính phủ quyết liệt, vì dân”, ĐB nêu rõ và nhắc tới các điểm sáng như hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.