Cử tri hỏi một đằng, Bộ Nội vụ trả lời một nẻo

Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải.
(PLO) - “Cử tri hỏi về chế độ cán bộ công tác tại các thôn không đặc biệt khó khăn nhưng nằm trên xã đặc biệt khó khăn có được hưởng chế độ không nhưng Bộ lại trả lời về cán bộ công tác tại các thôn đặc biệt khó khăn thì được hưởng chính sách”,...

Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải cho biết khi trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV sáng nay (4/6).

Theo báo cáo, thông qua 1.383 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 của QH, 63 Đoàn ĐBQH của các tỉnh, thành phố đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.099 kiến nghị của cử tri (giảm 357 kiến nghị so với kỳ họp trước). Các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Nhìn chung, qua ý kiến nhận xét, đánh giá của 59/59 Đoàn ĐBQH về công tác giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri của các cơ quan của QH, cơ quan của UBTVQH đều cho thấy, các cơ quan này đã thực hiện nghiêm túc, đúng hạn trong việc trả lời các kiến nghị cử tri, đảm bảo chất lượng, đúng các nội dung kiến nghị mà cử tri nêu.

Trong đó, về kết quả giải quyết kiến nghị của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã có 1.474 kiến nghị/1.993 kiến nghị (chiếm 73,96%) được trả lời bằng việc cung cấp thông tin cho cử tri; 162 kiến nghị (chiếm 8,13%) đã được tiếp thu, giải quyết xong; còn 357 kiến nghị (chiếm 17,91%) đang được nghiên cứu để giải quyết.

Đánh giá chung, về kết quả đạt được, công tác giải quyết kiến nghị cử tri của Chính phủ, các bộ, ngành đã được 59/59 Đoàn ĐBQH đánh giá cao, tất cả các ý kiến nhận xét đều cho rằng đã có sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt về chất lượng giải quyết cũng như nội dung, số lượng các văn bản trả lời, bảo đảm kịp thời, đầy đủ. Nhiều bộ, ngành đã được một số Đoàn ĐBQH khen ngợi, đánh giá cao vì đã rất tích cực giải quyết một số kiến nghị cụ thể của cử tri tại địa phương, như các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công thương; Giao thông vận tải; Tài chính; Lao động, thương binh và xã hội; Thông tin và truyền thông.

Một số bộ, ngành có số lượng kiến nghị cử tri nhiều, khối lượng công việc cần xem xét, giải quyết rất lớn nhưng Bộ trưởng đã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, giải quyết và ký toàn bộ văn bản trả lời cử tri nên chất lượng trả lời, số lượng các vấn đề được giải quyết dứt điểm khá nhiều, được cử tri đồng tình nhất trí.

Bên cạnh đó, nhiều tồn tại hạn chế nêu tại báo cáo kỳ trước đã được quan tâm giải quyết. Ví dụ, để kiểm tra, xử lý những hành vi, thái độ của cán bộ, công chức chưa đúng mực khi tiếp dân, trong giải quyết thủ tục hành chính mà cử tri phản ánh nhiều tại kỳ trước,... nhiều địa phương đã tăng cường công tác thanh tra công vụ, triển khai nhiều biện pháp để thường xuyên giám sát cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, chẳng hạn như TP. Hà Nội đã lắp camera tại mọi địa điểm thực hiện thủ tục hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông”; thí điểm cấp địa chỉ email cho các hộ gia đình (UBND quận Tây Hồ hoàn thành cấp email cho 88,5% hộ), qua đó cung cấp nhiều thông tin cho người dân hỗ trợ người dân thực hiện một số thủ tục hành chính, từng bước nâng dần mức độ hài lòng của người dân. 

Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định thành lập mới Tổ công tác về kiểm tra việc thực thi công vụ tại các bộ, ngành, địa phương để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Hay như việc tại một số kỳ họp trước, nhiều kiến nghị của cử tri phản ánh về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn có hạn chế, nhiều vụ tham nhũng được phát hiện do đơn tố cáo của người dân hoặc do mâu thuẫn nội bộ mà không phải qua hoạt động thanh tra, kiểm tra; công tác thu hồi tài sản tham nhũng, xử lý cán bộ sau tham nhũng cũng còn nhiều bất cập, việc xử lý nội bộ, xử lý hành chính còn nhiều... khắc phục những hạn chế này, cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã chủ động phối hợp trao đổi thông tin; rà soát, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng. 

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã phát hiện 87 vụ việc với 123 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng (tăng 70% số vụ việc, 45% số người vi phạm so với năm 2016)... Cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 354 vụ án, 785 bị can phạm tội  tham nhũng (tăng 60 vụ, 103 bị can); đã kết luận điều tra 197 vụ, 467 bị can (tăng 77% số vụ),… tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 205 vụ, 433 bị cáo về các tội danh tham nhũng (tăng 5,7% số vụ), trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, chiếm 49,7% (tăng 2% so với cùng kỳ); có 8 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân (tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016) . 

Riêng trong Quý I/2018, toàn ngành thanh tra đã tiến hành trên 1.800 cuộc thanh tra hành chính và trên 36.700 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; việc xử lý sau thanh tra được đẩy mạnh, đã đôn đốc, kiểm tra thực hiện gần 1.200 kết luận thanh tra, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính 82 tổ chức, 391 cá nhân, khởi tố 53 vụ .

Đối với QH, các cơ quan của QH, cơ quan của Ủy ban thường vụ QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, chất lượng tổng hợp các kiến nghị của cử tri của các Đoàn ĐBQH còn bất cập, một số kiến nghị đã được các bộ, ngành trả lời rõ tại nhiều kỳ họp Quốc hội, hoặc đã được pháp luật quy định; một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương; kiến nghị sửa đổi văn bản đã hết hiệu lực, vẫn được tổng hợp chuyển tới các bộ, ngành xem xét, dẫn tới quá tải trong trả lời các kiến nghị của cử tri của các cơ quan này.

Có những kiến nghị, Ban Dân nguyện chuyển chưa đúng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết; công tác giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chưa được thường xuyên nên hiệu quả còn chưa cao, dẫn tới số lượng và chất lượng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn còn bất cập. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, đối với Chính phủ, các bộ, ngành, chất lượng trả lời một số kiến nghị còn bất cập.

Mặc dù, 59/59 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố đều đánh giá việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn 43/59 Đoàn ĐBQH có nhận xét hiện tượng một số bộ, ngành chưa quyết tâm tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc vấn đề mà cử tri nêu, văn bản trả lời còn chung chung, diễn giải nhiều, nhưng lại không đủ thông tin để giải đáp cho cử tri.

Ví dụ, cử tri Lạng Sơn đề nghị cần có hướng dẫn việc áp dụng Nghị định 116/2010/NĐ-CP và Quyết định số 582/QĐ-TTg  năm 2017 về thực hiện chế độ phụ cấp thu hút, trợ cấp một lần,... đối với cán bộ, công chức công tác ở thôn không đặc biệt khó khăn nhưng thuộc xã đặc biệt khó khăn. Bộ Nội vụ trả lời: “... Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác tại các thôn đặc biệt khó khăn quy định tại Quyết định số 582 được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định số 116”. 

“Cử tri hỏi về chế độ cán bộ công tác tại các thôn không đặc biệt khó khăn nhưng nằm trên xã đặc biệt khó khăn, có được hưởng chế độ không nhưng Bộ lại trả lời về cán bộ công tác tại các thôn đặc biệt khó khăn thì được hưởng chính sách. Trả lời của Bộ là chưa đúng với nội dung câu hỏi. Theo phản ánh của Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi nhận được văn bản trả lời, cử tri kiến nghị Bộ cần giải quyết, trả lời cụ thể, rõ ràng, thấu đáo hơn”, Trưởng ban Dân nguyện của QH nói.

Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, sửa đổi các văn bản pháp luật còn chậm, không phù hợp thực tiễn; việc áp dụng một số văn bản pháp luật vào thực tiễn còn bất cập, nhưng cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời còn chưa thấu đáo….

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.