CPI tháng 9 bằng 7 tháng cộng lại, lạm phát cao đe dọa

Lạm phát tháng 9 bất ngờ tăng mạnh, bằng cả 7 tháng trước đó cộng lại. Các chuyên gia quan ngại, diễn biến bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy nguy cơ lạm phát cao vẫn treo lơ lửng..

Lạm phát tháng 9  bất ngờ tăng mạnh, bằng cả 7 tháng trước đó cộng lại. Các chuyên gia quan ngại, diễn biến bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy nguy cơ lạm phát cao vẫn treo lơ lửng...

CPI từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012
CPI từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012

Hàng hóa tăng giá vù vù

Thời điểm hiện tại, tại Hà Nội giá các mặt hàng rau xanh như: rau muống, mùng tơi, cải xanh, rau khoai lang... đều có giá dao động từ 5.000 - 7.000 đồng (đ)/mớ. Thịt lợn có giá từ 100.000 - 120.000 đ/kg; thịt gà, thịt ngan có giá 100.000 – 120.000 đ/kg... Tại một số chợ trên địa bàn TP.HCM, như tại chợ Bến Thành (quận 1), giá cua biển tăng 10.000 đ/kg; các loại sò, ốc tăng 2.000 - 3.000 đ/kg. Một số loại rau như cải thảo, cải ngọt, xà lách xoong, dưa leo, khổ qua tăng từ 1.000 - 2.000 đ/kg; cà chua, cà rốt, xà lách tăng 3.000 - 4.000 đ/kg….

Đại diện hệ thống siêu thị Co.op mart cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay đã nhận được đề nghị điều chỉnh tăng giá sản phẩm của khoảng gần chục nhà cung cấp hàng hóa, tập trung vào nhóm hàng may mặc, hàng tiêu dùng nhựa, hóa mỹ phẩm, với mức đề nghị tăng giá khoảng 4 - 10%.

Trong nhóm mặt hàng thực phẩm tăng giá, nổi lên, là mặt hàng sữa. Theo thông báo của doanh nghiệp, từ 24/9, một số sản phẩm sữa của hãng Abbott tăng giá khoảng 10% so với giá cũ. Cụ thể, sữa bột Gain IQ từ 126.500đ lên 136.700 đ/hộp 400g; Similac Gain IQ từ 229.500đ lên 252.400 đ/hộp 400g; Grow Vanilla từ 121.000đ lên 133.000 đ/hộp 400g...  Riêng Công ty Friesland Campina VN, từ ngày 1/10 sẽ bắt đầu điều chỉnh giá tăng 3,8% - 5% tùy từng mặt hàng.

Cùng với giá sữa, tại thị trường Hà Nội, gas được bán phổ biến ở mức 410.000-440.000 đồng/bình 12kg. Hiện gas thế giới đang được chào bán với giá 1.000 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9/2012. “Nếu mức giá này được giữ đến cuối tháng thì các doanh nghiệp gas trong nước có thể tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ thêm khoảng 15.000 đồng/bình 12kg” – các DN kinh doanh gas đe.

Như tin đã đưa, theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 tăng mạnh 2,2% so với tháng 8, tăng 6,48% so với cùng kỳ. CPI tháng 9 cả nước tăng mạnh đã thực sự gây sốc cho người tiêu dùng, và vượt xa dự báo của giới chuyên môn.

Nhìn chung, tất cả 11 nhóm hàng tính chỉ số giá trong tháng 9 đều tăng so với tháng 8. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất tới 17,02% do đợt tăng giá thuốc và viện phí bắt đầu từ tháng 8; tiếp đến là nhóm giáo dục tăng 10,54% do yếu tố thời vụ mùa tựu trường; nhóm giao thông tăng 3,83%, và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,18% ...

Kịch bản nào cho lạm phát?

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, lạm phát tháng 9 rất bất thường, mức tăng 2,2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. “Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại” – ông Ánh cảnh báo.

Chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay? - Theo vị chuyên gia này, nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. “Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn” – ông Ánh nói.

Để “hãm phanh” CPI cũng như “chặn đà” quay trở lại của  lạm phát, giới chuyên gia kiến nghị: không được sao nhãng trong việc ngăn chặn nhập siêu; cẩn trọng trong việc vay nợ, nhất là vay thương mại, đặc biệt là vay thương mại của các doanh nghiệp; nghiêm chỉnh và tích cực trong việc trả nợ (như thời gian qua, tỷ lệ thực hiện trả nợ nước ngoài so với dự toán cả năm mà Quốc hội phê duyệt đều cao hơn các tỷ lệ của các khoản khác).

Phải cẩn trọng với việc tăng tỷ giá, bởi nếu tăng tỷ giá sẽ làm phát sinh nhập khẩu lạm phát do giá nhập khẩu tính bằng VND sẽ bị tăng kép (vừa tăng do giá tính bằng ngoại tệ tăng, vừa tăng do tỷ giá VND/ngoại tệ tăng).

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón... và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, khoáng sản. Các cơ quan chức năng phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ. 

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.