Corona không lây qua vết thương hở

Corona không lây qua vết thương hở
(PLVN) - Chiều 5/2, Bộ Y tế đã họp báo cung cấp thông tin dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (nCoV). Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vật nuôi trong nhà không lây. Bệnh lây qua đường hô hấp là chính (vào gây tổn thương các tế bào niêm mạc ở phổi) và không lây qua vết thương hở…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, ghi nhận trên thực tế, bệnh nhân mắc trên 30 tuổi, nữ ít mắc hơn nam, trẻ em mắc ít hơn. 80% ca tử vong ở Vũ Hán trên 60 tuổi và trên nền bệnh lý kèm theo theo gây ra tình cảnh lâm sàng nặng nề hơn.

Trả lời câu hỏi, dịch viêm phổi cấp có lây qua chó mèo, vật nuôi trong nhà hay vết thương hở hay  không, thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, nguồn gốc lây chưa rõ, giải trình tự gen cho thấy giống chủng Corona trên loài dơi, nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi, nên có thể lây qua vật chủ trung gian nào đó mà các nhà khoa học chưa tìm ra được đường lây.

Tuy nhiên, thứ trưởng Thanh Long cũng cho biết, vật nuôi trong nhà không lây. Bệnh lây qua đường hô hấp là chính (vào gây tổn thương các tế bào niêm mạc ở phổi) và không lây qua vết thương hở…

Theo thứ trưởng Long "Khả năng lây lan của virut corona trong vụ dịch này rất nhanh. Người ta cũng cho rằng cần phải triển khai tất cả các biện pháp cần thiết mới khống chế được".

 Có 3 phương thức lây truyền chủ yếu: lây truyền qua không khí, ở đây là lây qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay người bệnh nếu không thực hiện biện pháp phòng bệnh, rửa tay với xà phòng và lây truyền từ bề mặt đã nhiễm bẩn.

"Khi ho, hắt hơi, virus này không lơ lửng trên không khí vì thế nguy cơ lây không khí thấp, chủ yếu lây qua tiếp xúc. Khi ra ngoài, tồn tại trên  bề mặt gỗ, đá, sắt, thép, vải... Thời gian tồn tại của virus khá lâu. Khi đó sờ tay vào bề mặt nhiễm khuẩn rồi đưa lên mắt mũi miệng là đường lây truyền đáng quan ngại.

Đường thứ 4 là qua phân trong trường hợp chăm sóc người nhiễm, tùy nhiên chưa có kiểm chứng về khoa học", Ông Long nói.

Thứ trưởng có những lưu ý đối với người dân trong đợt dịch này,  theo phản xạ, thường cứ 10 phút 1 lần là tay có thể có động tác đưa lên mặt, không nằm trong ý thức. Vì thế WHO khuyên rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc đám đông.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, về 4 con đường lây nhiễm chính của virus Corona.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, về 4 con đường lây nhiễm chính của virus Corona.

Đáng lưu ý, virus này lây trong thời gian ủ bệnh, nghĩa là lây ngay trong giai đoạn khi người bệnh không có triệu chứng. Có thể có người có triệu chứng rất nhẹ, chỉ biểu hiện đau mỏi cơ sốt nhẹ, ho rất nhiều, nhưng thực chất là đã mang bệnh nên dễ bỏ sót một số trường hợp.

Điểm yếu cuả corona là virus này nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, "sợ" cả gió, sợ môi trường thông thoáng khí nên cần mở cửa sổ tạo thoáng khí. Ở ngoài điều kiện tự nhiên, miền Nam, Tây nguyên có nắng, gió thì không nhất thiết dùng khẩu trang y tế.

Dự báo về tình hình dịch trong thời gian tới thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng còn quá sớm để nhận định tình dịch nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế, Chính phủ, của Đảng thì người dân có thể yên tâm, bình tĩnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vật nuôi trong nhà không lây. Bệnh lây qua đường hô hấp là chính và không lây qua vết thương hở…
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vật nuôi trong nhà không lây. Bệnh lây qua đường hô hấp là chính và không lây qua vết thương hở…

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 11h00, ngày 5/2 số ca mắc và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên thế giới đã tăng lên 24.553 ca và có 492 ca tử vong.

Cụ thể, tổng số trường hợp mắc: 24.553. Tổng số trường hợp tử vong là 492, trong đó 490 người ở Trung Quốc, 1 trường hợp ở Philippines và 1 trường hợp ở Hồng Kông (Trung Quốc). Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc là 226.

Hiện dịch bệnh đã lây lan ra 27 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xác nhận, Việt Nam đã ghi nhận bệnh nhân nhiễm virus Corona thứ 10.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.