Công trình khó có nhà thầu mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 12 thi công trên công trường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 12 thi công trên công trường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đồng bằng sông Cửu Long không thực sự hấp dẫn lắm với các nhà thầu vì những khó khăn trong thi công xây lắp, cũng như những đặc thù về địa hình địa vật. Nhưng những “anh” đã vào tham gia dự án nói trên đều là những nhà thầu có tiềm lực tài chính, thiết bị máy móc và đặc biệt rất thông thuộc địa bàn miền Tây”, ông Lê Quyết Tiến - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) trao đổi với PLVN.

“Căng” nhất là vật liệu đắp đường

Đầu năm 2022, dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau đã khởi công để kết nối 5 tỉnh, thành là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ. Theo Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), đến thời điểm này, chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu xây lắp; các nhà thầu đã hoàn thành việc xây dựng văn phòng điều hành dự án tại công trường, đang huy động thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công…

Bộ GTVT và chủ đầu tư đã nhận diện được những khó khăn để tập trung tháo gỡ và điều hành dự án, với quyết tâm hoàn thành 35% giá trị hợp đồng trong năm 2023.

Thưa ông, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với dự án Cần Thơ - Cà Mau là vật liệu đắp nền đường, với nhu cầu khoảng 19 triệu m3 cát, trong khi mới có cam kết cung cấp khoảng 1 triệu m3 từ An Giang; các tỉnh khác như Vĩnh Long, Sóc Trăng cũng có loại vật liệu này nhưng do ở hạ lưu sông Tiền, sông Hậu nên chất lượng của cát không cao do lẫn tạp chất?

- Giải phóng mặt bằng, vật liệu đắp nền đường và xử lý nền đất yếu ở dự án này là những vấn đề đặc biệt quan tâm đối với các chủ thể giam gia dự án. Thực tế để đảm bảo tiến độ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ TN&MT kiểm tra hiện trường, làm việc với các địa phương nhằm rà soát, nâng công suất các mỏ đã cấp phép khai thác theo Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời còn rà soát cả những khu vực chưa cấp phép để bổ sung nguồn vật liệu san lấp.

“Theo yêu cầu của Bộ trưởng GTVT, Cục Quản lý đầu tư xây dựng sẽ là đầu mối tiếp nhận, xử lý các phản ánh từ các chủ đầu tư, nhà thầu, người dân... về quá trình triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam. Các cán bộ của Cục tới đây sẽ vào công trường nhiều hơn để nắm tình hình, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo bộ về vấn đề chất lượng, tiến độ công trình”, Quyền Cục trưởng Lê Quyết Tiến.

Công tác cấp phép khai thác mỏ thời gian gần đây đã được tạo điều kiện rút ngắn thủ tục, thời gian rất nhiều so với trước. Đặc biệt, các nhà thầu thi công dự án trên địa bàn cũng được cấp mỏ mới để có thể khai thác vật liệu phục vụ thi công dự án. Bộ GTVT đã đề nghị UBND các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long cần ưu tiên vật liệu cát cho dự án này, đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư, các nhà thầu thi công sớm hoàn thiện thủ tục mở mỏ mới ngay trong tháng 2 này để có thể phục vụ cho dự án Cần Thơ - Cà Mau.

Trước mắt, trong khi chưa hoàn thành các thủ tục mở mỏ mới, Bộ GTVT kiến nghị các địa phương cần tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để có nguồn đưa ngay vào dự án này.

Công trình khó có nhà thầu mạnh

Địa hình miền Tây nhiều sông nước, nền đất lại yếu… sẽ là một trong những trở ngại khi thi công công trình. Thực tế này nếu không có các giải pháp kĩ thuật tối ưu và biện pháp thi công khoa học thì dễ dẫn tới chậm tiến độ?

- Việc xử lý nền đất yếu đối với các dự án hạ tầng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khá phổ biến và cũng cần nhiều thời gian để có thể thi công hoàn thành dự án. Có nhiều giải pháp để xử lý nền đất yếu, những căn cứ vào các điều kiện kinh tế - kĩ thuật, tại dự án án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ sử dụng các cọc cát, bấc thấm để gia tải. Và phải chờ trong một thời gian nhất định cho nền đất ổn định mới thi công.

Tuy nhiên, ở những vị trí địa chất ổn định, Bộ yêu cầu phải khẩn trương thi công, hoàn thiện luôn chứ không chờ để làm đồng loạt nhằm đảm bảo các yêu cầu về tiến độ.

Ông Lê Quyết Tiến - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư xây dựng (Bộ GTVT)

Ông Lê Quyết Tiến - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư xây dựng (Bộ GTVT)

Những khó khăn do các yếu tố khách quan nói trên có ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà thầu tham gia dự án này không, thưa ông?

- Các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Đồng bằng sông Cửu Long thực sự không hấp dẫn lắm đối với các nhà thầu vì những khó khăn trong thi công xây lắp, cũng như những đặc thù về địa hình địa vật. Nhưng những “anh” đã được lựa chọn vào đây đều có tiềm lực về tài chính, thiết bị máy móc và đặc biệt rất thông thuộc địa bàn miền Tây.

Có thể kể ra vài thương hiệu uy tín trên thị trường xây lắp như Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12), Tổng công ty Xây dựng số 1, Trung Nam… Đây là những doanh nghiệp lớn, đã từng thi công xây lắp nhiều công trình dự án hạ tầng ở miền Tây. Đặc biệt, trong số này có những doanh nghiệp của quân đội, với lợi thế đóng quân khắp nơi trong cả nước và tính kỉ luật cao trong lao động sản xuất sẽ là tiền đề quan trọng đảm bảo vấn đề chất lượng, tiến độ công trình sau này.

Nhân lực và xe máy của Binh đoàn 12 trên công trường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang

Nhân lực và xe máy của Binh đoàn 12 trên công trường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang

Cụ thể, trong chuyến công tác kiểm tra thực địa dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang hôm 30/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương tinh thần lao động của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) vì đã tổ chức thi công xuyên Tết trên công trường; thực hiện kịp thời chỉ đạo của Thủ tướng về làm trụ sở Ban quản lý dự án, Ban chỉ huy tiền phương điều hành dự án Cần Thơ - Hậu Giang do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) và liên danh thi công. Tại nhà điều hành dự án này có thể thể kết nối trực tuyến với Bộ Tư lệnh Binh đoàn ở Hà Nội, các đơn vị trực thuộc trên địa bàn cả nước để báo cáo, cập nhật tình hình dự án một cách kịp thời, thông suốt nhất…

Thực tế, các nhà thầu trên tuyến đang trong giai đoạn đầu của dự án, nhưng những chi tiết có tính mắt thấy, tai nghe như thế đã chứng tỏ rằng, dự án này thi công có thể có khó khăn hơn ở các địa bàn khác nhưng các nhà thầu được lựa chọn vào đây đều là những nhà thầu mạnh và chuyên nghiệp.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tổng trữ lượng các mỏ cát trong quy hoạch ở khu vực này là khoảng hơn 215 triệu m3, trong đó An Giang khoảng 54 triệu m3, Đồng Tháp 33 triệu m3, Vĩnh Long khoảng hơn 42 triệu m3, Sóc Trăng khoảng 85 triệu m3. Tuy nhiên, Vĩnh Long, Sóc Trăng ở hạ lưu sông Tiền, sông Hậu nên chất lượng cát không cao do pha lẫn tạp chất, hàm lượng bùn sét lớn. Ngoài ra, một số địa phương cũng lo ngại việc khai thác cát có thể gây ra nguy cơ sạt lở bờ sông nên vấn đề vật liệu đắp nền trước mắt khá khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...