Công an TP Hồ Chí Minh đang xác minh sai phạm tại một trường THPT

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trả lời PLVN về dấu hiệu vi phạm xảy ra tại một trường học ở quận Phú Nhuận, đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (PC03) Công an TP HCM cho biết đã tiếp nhận và đang xác minh nguồn tin về tội phạm từ Ban Nội chính Thành ủy (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP).

Nhiều tỷ đồng của trường được chuyển vào tài khoản cá nhân

Trước đó, như PLVN đã phản ánh, từ 2021 - 2023, tại một ngôi trường ở quận Phú Nhuận đã thu nhiều khoản tiền của cha mẹ học sinh (CMHS), đối tác, mạnh thường quân qua tài khoản cá nhân của kế toán và thủ quỹ nhà trường, gồm: Tiền ôn tập khối 12; tiền tài trợ của CMHS, các đối tác; tiền đêm nhạc gây quỹ từ thiện; tiền học sinh tham gia ngoại khóa; tiền kêu gọi CMHS hỗ trợ phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến; tiền hoàn tạm ứng chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03; tiền thuê sân bóng đá; tiền học phí; tiền mua đồng phục…

Việc thu tiền qua tài khoản cá nhân được thông báo kèm số tài khoản cá nhân của thủ quỹ từ tin nhắn của một vị Hiệu phó và các khối trưởng chủ nhiệm gửi vào các group zalo (trong group có Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên nhà trường).

Hồ sơ thể hiện từ tài khoản cá nhân bà T - thủ quỹ trường đã có nhiều giao dịch chuyển tiền đến các tài khoản cá nhân khác ngoài nhà trường, mở sổ tiết kiệm, rút tiền mặt sử dụng. Trong đó, có khoản chi cho cá nhân là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn, kế toán.

Sau khi nhận được đơn, Sở GD&ĐT đã lập đoàn kiểm tra. Theo thông báo kết quả kiểm tra của Sở số 4598/TB-SGDĐT, khẳng định trường này có một số vi phạm về tài chính, quản lý tài sản công… Tuy nhiên, kết luận chưa làm rõ các nội dung được thu qua tài khoản cá nhân thủ quỹ và kế toán, với tổng số tiền là bao nhiêu; thủ quỹ đã chi bao nhiêu tiền chuyển trả trường; trả bao nhiều lần; trả bằng hình thức nộp tiền mặt hay chuyển trực tiếp từ tài khoản thủ quỹ sang tài khoản trường...? Tại sao nhiều tỷ đồng của nhà trường được thu qua tài khoản thủ quỹ trong nhiều năm liền mà đến tháng 3/2023 hiệu trưởng mới phát hiện và yêu cầu đóng tài khoản?...

Để làm rõ nội dung trên, PV đã làm việc với Hiệu trưởng và được xác nhận, từ 2021 - 2023, học phí và một số nguồn thu khác của trường đã được thực hiện thu bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản cá nhân thủ quỹ và nguyên kế toán trường. Trong đó, số tiền chuyển qua tài khoản thủ quỹ, theo vị hiệu trưởng này là “nhiều tỷ đồng”.

Vị hiệu trưởng này cũng xác nhận thủ quỹ đã một số lần dùng chính tài khoản cá nhân trên để chuyển tiền cho mình: “Tôi cho thuê 1 dãy phòng trọ ở TP Thủ Đức và thu nhập từ vườn cà phê ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng). Mỗi lần khách trả tiền cho tôi thì chuyển qua tài khoản bà T. cũng có lần tôi đưa tiền mặt nhờ bà T nộp vào tài khoản bà T, rồi bà T lại chuyển vào tài khoản cá nhân tôi; hoặc tôi nhờ bà Tchuyển cho người thân của tôi. Mỗi lần chuyển vài chục triệu”.

Chưa minh bạch một số khoản tài trợ

Theo phản ánh, trong thời gian học sinh học trực tuyến do dịch Covid -19, Hiệu trưởng đã kêu gọi tiền hỗ trợ phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, trường không công khai tổng số tiền đóng góp, danh sách người đóng góp, danh sách học sinh thụ hưởng, việc chi tiêu số tiền đóng góp ra sao. Ngoài ra, Hiệu trưởng còn vận động tài trợ một số vấn đề khác như mua loa, máy tính để bàn, máy lạnh…

Thông báo 4598/TB-SGDĐT cho biết, chỉ trong 1 tháng (1/9/2021 - 30/9/2021), số tiền CMHS chuyển vào tài khoản cá nhân bà TTT (nguyên kế toán trường) là 48 triệu đồng.

Hiệu trưởng cho biết “số tiền này dùng để mua thiết bị phục vụ học online (máy tính, máy tính bảng, sim 4G) cho 29 học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Tuy nhiên, khi được PV đề nghị cung cấp danh sách học sinh được thụ hưởng và danh mục thiết bị học tập mà nhà trường đã mua bằng tiền kêu gọi tài trợ, thì ông từ chối.

Trong các buổi làm việc với Sở GD&ĐT và Hiệu trưởng, PV đã đặt câu hỏi về những vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Đánh giá về sự việc, Luật sư (LS) Lê Kim Xuyến (Đoàn LS TP HCM) nói: “Trường cần làm rõ các nội dung số tiền thu - chi chuyển trả cho nhà trường. Hiện nay, chưa có sự phân định rõ ràng đâu là tiền thuộc sự quản lý của nhà trường, đâu là tiền của cá nhân ông hiệu trưởng, đâu là tiền cá nhân bà T, bà TTT”.

“Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Kế toán thì tiền là đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước. Như vậy, việc không minh bạch số tiền thu, chi của nhà trường là không đúng quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Luật Kế toán”.

“Trường tiếp nhận tài trợ nhưng không thành lập tổ tiếp nhận tài trợ là không đúng quy theo định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT. Số tiền tài trợ được chuyển vào tài khoản cá nhân bà TTT là không đúng điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐ. Theo luật, nhà trường phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận đối với khoản tài trợ được chuyển khoản”.

“Tôi cho rằng sự việc diễn ra trong một thời gian dài, với số tiền hàng tỷ đồng, nên cần làm rõ hơn nữa để xác định thiệt hại, qua đó đánh giá mức độ vi phạm của các cá nhân liên quan”, LS Xuyến nói.

Trả lời PLVN về dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Trường này, đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (PC03) Công an TP HCM cho biết đã tiếp nhận và đang xác minh nguồn tin về tội phạm từ Ban Nội chính Thành ủy (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP).

Về hình thức xử lý những vi phạm trên, Văn bản 4598/TB-SGDĐT cho biết Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo Trường "kiểm điểm rút kinh nghiệm với các cá nhân, bộ phận có liên quan đến các tồn tại của trường".

LS Nguyễn Ngọc Trâm (Đoàn LS TP HCM) cho biết: Để xảy ra các vi phạm như học phí lại chuyển vào tài khoản cá nhân, cho thuê cơ sở vật chất sai quy định, vận động tài trợ mà không báo cáo Sở GD&ĐT, vi phạm trong gây quỹ… là những vấn đề gây bức xúc trong giáo viên, phụ huynh HS và dư luận. "Theo tôi, Sở GD&ĐT cần đối chiếu quy định pháp luật, xác định trách nhiệm từng cá nhân và tập thể để xử lý đúng quy định. Nếu chỉ xử lý "kiểm điểm rút kinh nghiệm" với những người vi phạm, thì Sở GD&ĐT cũng cần nêu rõ căn cứ pháp lý nào để đưa ra những quyết định như vậy", LS Trâm nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.