Con thuận tay trái, ứng xử thế nào?

Khi Minh Hương được một tuổi, bố mẹ bé đã nhận ra con mình thuận tay trái. Lúc đầu chị còn băn khoăn muốn sửa cho con, nhưng sau khi nghe chồng phân tích thì yên tâm. Thế nhưng, ông bà nội ngoại lại cứ trách anh chị không sửa cho con sau này đi học, ra xã hội sẽ thành kẻ lạc loài.

Việc bé Minh Hương lớp 1 đi học kể về bị cô mắng vì viết tay trái khiến cho bữa cơm gia đình anh chị Khang – Nga ở khu tập thể quận Thanh Xuân, HN mất vui. Anh bảo chị không biết nói trước với cô, chị trách anh tự dưng động viên con sống khác người…
Đừng ép trẻ phải thuận theo ý người lớn
Đừng ép trẻ phải thuận theo ý người lớn
Có nên lo?
Khi Minh Hương được một tuổi, bố mẹ bé đã nhận ra con mình thuận tay trái. Lúc đầu chị còn băn khoăn muốn sửa cho con, nhưng sau khi nghe chồng phân tích thì yên tâm. Thế nhưng, ông bà nội ngoại lại cứ trách anh chị không sửa cho con sau này đi học, ra xã hội sẽ thành kẻ lạc loài.
Ngày Minh Hương đi học ở trường mẫu giáo ban đầu cô giáo cũng bảo bé chuyển sang tay phải khi vẽ nhưng vì thấy bé không thể điều khiển bút được nên cô cũng thôi không bắt chuyển nữa. Thế nhưng, khi vào lớp 1, cô giáo chủ nhiệm lại dứt khoát yêu cầu mẹ Minh Hương phải chuyển tay cho con vì lý do… trông không thuận. Dù  rằng, nhiều lần Minh Hương đã khóc mếu nói với mẹ và cô: "Sao tay trái con làm gì cũng được, tay phải thì không làm được mà mọi người lại cứ bắt con phải dùng tay phải?" 
Câu chuyện Minh Hương thuận tay trái bị cô mắng được chị Nga - mẹ bé đem chia sẻ ở diễn đàn các bậc cha mẹ. Và chị nhận được những lời khuyên rất bổ ích như: “Mình cũng là dân thuận tay trái. Hậu quả của việc nhà trường và bố mẹ ép dùng tay không thuận làm chữ của mình rất xấu. Giá mà hồi đó bố mẹ và cô giáo để cho mình phát triển tự nhiên thì tốt hơn. Từ kinh nghiệm của mình mẹ nên tôn trọng tay thuận của con”…
Thế nhưng chị Nga vẫn chưa hết lo và trăn trở với ý nghĩa hay là cứ ép con dùng tay phải hay để cho con đỡ bị lạc lõng? 
Ngành giáo dục có quy định nào bắt buộc trẻ phải viết tay phải?
Người viết bài này đã đem câu hỏi này tới rất nhiều giáo viên tiểu học và câu trả lời là không. Một cô giáo ở trường tiểu học Lý Thái Tổ quận Cầu Giấy cho biết, hiện nay bàn ghế học sinh đa số chỉ 2 em một bàn nên những em thuận tay trái không còn khổ vì làm vướng bạn nữa. Học sinh thuận tay nào cứ để viết bằng tay đó. Bản thân con cô giáo cũng thuận tay trái và vợ chồng cô đều nhất trí không ép con sử dụng tay phải khi viết. 
Còn theo GS.TS Lê Văn Thành – chuyên gia đầu ngành về thần kinh học,  thì thầy cô, cha mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ nhỏ thuận tay trái viết tay phải. Vì nếu ép như vậy, vô tình chúng ta đã bắt bên bán cầu não yếu hơn của trẻ phải kiêm thêm chức năng vận động tinh vi – một chức năng xa lạ. Những đứa trẻ bị ép như vậy sẽ có những triệu chứng tiềm ẩn về rối loạn tính cách, mặc cảm, chữ viết xấu, khó sửa. GS.TS Lê Văn Thành cũng cho rằng ngành giáo dục hiện nay tuy không bắt buộc trẻ phải viết tay phải, nhưng cũng hề chưa có hướng dẫn chính thức về vấn đề này ngay từ bậc mầm non để định hướng cho giáo viên và cha mẹ. Thế nên mới có chuyện con trẻ bị giáo viên phê bình vì viết tay trái như bé Minh Hương. 

Trẻ thuận tay trái – có dị thường?

Theo các nhà khoa học thuận tay trái là  một trong những cách phát triển bình thường của cơ thể. Hiện tượng này liên quan tới những đặc biệt trong hoạt động của não bộ. Não bộ có hai nửa - phải và trái. Mỗi phần có vai trò riêng.

Bán cầu não phải chủ yếu chịu trách nhiệm hoạt động của nửa người trái: tiếp nhận thông tin từ mắt trái, tai trái, tay trái, chân trái. Bán cầu não trái - phụ trách nửa người bên phải. Bán cầu não trái phụ trách tư duy logic, phân tích, trừu tượng.

Bán cầu não phải chịu trách nhiệm về cảm xúc, suy nghĩ hình tượng, nhận thức nghệ thuật và giúp cho con người quen với sự thay đổi. Vì vậy, những em bé thuận tay trái thường có cảm xúc mạnh mẽ hơn, phát triển sáng tạo hơn và thậm chí đôi khi còn chịu đựng giỏi hơn trước các tình huống khó khăn so với các em thuận tay phải. 

Bố mẹ có thể phát hiện con mình thuận tay nào ngay từ 12 tháng tuổi trở lên bằng cách đưa một vật ở vị trí chính giữa hai tay, con thuận tay nào sẽ đưa tay đó nắm lấy đồ vật.  Và, các chuyên gia tâm lí cảnh báo không nên bắt buộc đứa trẻ thuận tay trái học cách sử dụng tay phải vì làm như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trong tâm sinh lý trẻ.

Dương Nhi

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.