Còn cơ chế xin cho, “quà Tết” còn đất sống

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Ngay trước thềm năm mới, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì từ Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đến các địa phương. Không chỉ năm nay, không chỉ khóa này mà từ khóa trước, các năm trước cũng đã có chỉ đạo tương tự. 

Thậm chí năm 2015, Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ còn công bố 3 số điện thoại đường dây nóng để người dân cung cấp thông tin về “tệ nạn” quà tết. Có những năm quy định chống quà tết, chúc tết còn chặt chẽ, chi tiết hơn, cả đến việc cấm dùng xe công để đi tết, chúc tết. 

Thế nhưng, đến nay chưa có chỉ dấu nào cho thấy “quà tết” có dấu hiệu giảm hoặc được ngăn chặn. Cũng chưa thấy trường hợp nào nhận quà biếu tết bị xử lý dù cơ quan chức năng công bố đã nhận được khá nhiều thông tin qua đường dây nóng. Vì sao một chủ trương đúng đắn của chính phủ lại khó thực thi?

Ngay tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo nghiêm cấm về việc chúc tết, quà cáp biếu xén cho lãnh đạo. Thủ tướng nói rõ: “Ngay trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.

Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng đồng chí thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.

Quà tết biến tướng

Thăm chúc tết vốn là một mỹ tục của dân tộc, nhưng từ lâu đã bị biến tướng thành một tệ trạng. Chúc tết, quà tết đã là tấm bình phong, là nguyên cớ hợp pháp để che đậy việc mua chuộc, đút lót. Dư luận đã râm ran suốt bao lâu về chuyện những hàng xe biển số xanh dài tít tắp trước cửa nhà “quan” mỗi dịp lễ, tết… Chưa nói đến chuyện biếu quà cho “sếp” giá trị nhỏ, sau đó cho người đến mua lại với giá trị lớn gấp nhiều lần.

Một thực tế “bi hài” từ tình trạng này là một doanh nghiệp mua đấu giá lô hàng rượu ngoại trong vụ buôn lậu đình đám ở Long An năm 1995 đã than lỗ cháy túi dù giá mua khá thấp. Lý do lỗ là thời điểm bán đấu giá vào cận tết, không còn người mua hàng biếu xén, ngược lại người nhận quà đã bán hàng ngược trở lại thị trường. Vì vậy, người mua đấu giá dù rẻ vẫn lỗ vì phải cạnh tranh với người bán hàng quà biếu không hề có vốn.

Một chỉ số khác thể hiện tình trạng đi tết, chúc tết là vé máy bay. Ngay trong đợt nghỉ tết, vé máy bay chiều Bắc - Nam luôn “cháy” và vé chiều ngược lại luôn dư thừa. Thế nhưng trước đó, lúc giáp tết như thời điểm hiện nay đến cuối tháng giêng dương lịch, dù hãng hàng không đã tăng chuyến để phục vụ nhu cầu thì vẫn cháy vé cả hai đầu đi và về. Vì sao nhu cầu đi lại Bắc - Nam tăng vọt vào giáp tết? Có nhiều lý do nhưng một trong những lý do quan trọng được cho là việc đi chúc tết. Quan chức địa phương chúc tết trung ương, doanh nghiệp chúc tết bộ ngành, cơ quan quản lý…

Cũng theo thời gian và theo sự cạnh tranh, giá trị quà biếu cũng tăng dần về chất mà giảm đi về hình thức, số lượng. Nếu như trước đây vài thập kỷ, quà biếu còn phải thể hiện qua quà cáp có giá trị và mang tính nghi lễ như rượu, bánh mứt, thì nay ngày càng đơn giản nhẹ nhàng hơn. Nếu ở dạng vật chất thì cũng là vật chất có giá trị rất cao.

Nhà báo Lê Đức Dục đã kể rằng quà tết luôn có “tài” biến hóa thần thông nên rất khó tóm được, bởi nó có thể chỉ là một dòng chữ số bé tí trong tài khoản, hay ẩn mình trong sự tao nhã của một gốc đào “mốc” trị giá gần nửa tỉ đồng. Cũng đã có lần cơ quan chức năng bắt được một xe chuyên dùng chở hổ sống từ Nam ra Bắc để nấu cao biếu “sếp”.

Đường dây “nóng” nhưng kết quả “lạnh” 

Việc cấm quà tết, chúc tết không phải là chuyện mới. Năm 2015, cũng dịp trước tết, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ - ông Phạm Trọng Đạt - đã công bố đường dây nóng với các số điện thoại cho người dân biết để tố cáo việc “tặng quà tết trái quy định”: 080.48228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

Theo thông báo trên , cán bộ của Cục chống tham nhũng khi nhận được thông tin sẽ phân loại để xử lý theo quy định pháp luật, trong trường hợp cần thiết thì hướng dẫn người dân thực hiện những công việc liên quan. 

Lãnh đạo Cục chống tham nhũng thời điểm ấy đã cho biết việc mở đường dây nóng như trên thu được nhiều kết quả tốt, riêng trong dịp Tết nguyên đán năm 2014 đã thu được trên 60 nguồn tin và đã phân loại xử lý đúng quy định. Cục chống tham nhũng sẽ có công văn gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhắc nhở thực hiện đúng quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng trong dịp Tết.

Những bản tin tiếp sau cũng cho thấy đường dây nóng năm 2015 của Cục chống tham nhũng đã tiếp nhận hàng trăm tin báo, tuy nhiên khi tết đi qua vẫn không thấy có vụ tặng quà trái quy định nào được phát hiện.

Như vậy có hai khả năng xảy ra, hoặc là chuyện tặng quà tết trái quy định đã không còn nên không có ai bị phát hiện xử lý, hoặc là nhiều vụ nhận quà tết trái quy định đã được công dân tố cáo nhưng cơ quan trách nhiệm đã xuê xoa không xử lý, không công bố kết quả với dân.

Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ trước Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 2 vừa qua cũng cho hay “qua theo dõi cho thấy quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, thiếu khả thi, thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm…”.

Có cơ quan báo chí đã đặt vấn đề: Liệu sau chỉ đạo của Thủ tướng, những ngày sắp tới thủ đô có thực sự vắng đi việc “các tỉnh về Hà Nội chúc tết” và ai sẽ giám sát được chuyện này?

Còn cơ chế xin cho, “quà tết” còn đất sống

Để lý giải về tính khả thi của chỉ đạo cấm chúc tết, quà tết phải lần về căn nguyên của tệ trạng này. Vì sao quan chức cấp dưới phải quên sĩ diện, lòng tự trọng của mình, tự tước đoạt thời gian sống quý giá của mình và lạm dụng quyền hành lấy tiền công quỹ để đi quà cáp biếu xén cấp trên? 

Tại sao các doanh nghiệp đang lao đao vất vả trong cuộc cạnh tranh, đang căng kéo các khoản thu chi, tìm nguồn phúc lợi ít ỏi để giải quyết số lương thưởng tết còm cõi cho người lao động của mình, lại phải chi những khoảng tiền “khủng” cho quà tết các quan chức? Tại sao các quan chức cấp thấp phải vét túi, nặn hầu bao nhân viên thuộc quyền hoặc người dân trong thuộc đối tượng quản lý để có khoảng “vi thiềng” cúng kính cấp trên?

Tất cả đều có lý do là quyền lợi. Tất cả đều bắt nguồn từ cơ chế xin cho. Những khoản quà tết chắc chắn không là điều kiện đủ, không phải phần lại quả cho một dự án, một chính sách, quyết định cụ thể nào đó mà họ được hưởng lợi.

Nhưng những khoảng “quà tết” là chất gây men, là sự biểu thị thái độ kính trọng, thần phục của cấp dưới với cấp trên, người phụ thuộc với người có quyền, là bước đệm không thể thiếu cho những giao dịch cụ thể khác thường ngày. 

Do vậy, ý chí, quyết tâm chính trị trong sáng của Thủ tướng hay một lãnh đạo nào đó muốn làm trong sạch bộ máy quản trị đều là điều đáng mừng. Tuy nhiên, ý chí ấy nếu không được đảm bảo thực hiện bằng cơ chế phù hợp cũng khó đạt được hiệu quả mong muốn. 

Thực tế cho thấy cả guồng máy Thanh tra Chính phủ bao trùm cả nước, hệ thống Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có mặt ở khắp mọi nơi nhưng trong suốt cả năm qua chỉ phát hiện được ba trường hợp tham nhũng ở cấp xã.

Ba số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra Chính phủ nếu được nâng lên thành 30 đầu số, số vụ tin báo dù không phải là 60 mà là nhiều hơn nữa, nhưng nếu vẫn không được công bố thì tất cả chỉ chìm vào im lặng.

Ngày nào còn cơ chế xin cho, việc xử lý tiêu cực còn nằm trong quyền lực nội bộ thì ngày đó “quà tết” vẫn còn sống khỏe.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).