'Cởi trói' cho tranh Hàng Trống

Diễn giả tham dự buổi ra mắt sách :Hoạ sĩ- Nhà Nghiên cứu Mỹ thuật Phan Ngọc Khuê, chị Trịnh Thu Trang – tác giả cuốn sách và anh Trịnh Văn Công – thành viên thực hiện dự án.
Diễn giả tham dự buổi ra mắt sách :Hoạ sĩ- Nhà Nghiên cứu Mỹ thuật Phan Ngọc Khuê, chị Trịnh Thu Trang – tác giả cuốn sách và anh Trịnh Văn Công – thành viên thực hiện dự án.
(PLO) - Ngày 31/3, tại Trung tâm Văn hoá Pháp (số 24 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống” của tác giả trẻ Trịnh Thu Trang và nhóm S River.

Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu trong 5 năm (2013 – 2018) của chị Trịnh Thu Trang và nhóm S River, nhằm mục đích giữ gìn, bảo tồn tranh Hàng Trống.

Cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”
Cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”

Được thành lập từ năm 2017, nhóm S River hiện gồm 13 thành viên, hầu hết là các bạn trẻ đang theo học chuyên ngành Mỹ thuật, Thiết kế Đồ hoạ. Với sự dẫn dắt của chị Trịnh Thu Trang – Giảng viên trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, nhóm đã thành công trong việc sưu tầm tư liệu, bóc tách các họa tiết của tranh Hàng Trống và ứng dụng vào các sản phẩm hiện đại như: bao lì xì, ốp điện thoại, sổ tay,…

“Mất một khoảng thời gian rất lâu để có thể số hoá những hoạ tiết truyền thống trong tranh, và ứng dụng nó vào các sản phẩm hiện đại. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ mang tới một luồng sinh khí mới, mang nghệ thuật dân gian hoà nhập vào cuộc sống”, Người sáng lập nhóm S River - chị Trịnh Thu Trang cho biết.

Tham gia sự kiện ra mắt sách, anh Trần Viết Tuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi khâm phục các bạn trẻ vì họ đã dám xông vào một lĩnh vực khó như tranh Hàng Trống, đồng thời cách tiếp cận của họ rất mới mẻ. Những họa tiết trong tranh dân gian đã được "cởi trói", thay vì bị giới hạn, bó buộc thì giờ đây đã xuất hiện trên các sản phẩm như quần áo, bao bì… Đây là một cách để đưa sản phẩm văn hoá dân tộc trở nên gần gũi hơn”

Trước khi ra mắt cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”, nhóm S River đã tổ chức thành công buổi triển lãm tranh Hàng Trống “Những điều mới mẻ” vào tháng 1/2018.

Tranh Hàng Trống được biết đến là dòng tranh dân gian có nguồn gốc từ phố Hàng Nón, Hàng Trống. Vào cuối thế kỷ XIX- đầu thể kỷ XX, tranh Hàng Trống phát triển mạnh mẽ, được người dân đón nhận và trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt xưa. Những người làm tranh thường là tầng lớp trí thức, nghệ nhân. Có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết.

Nét đặc biệt của tranh Hàng Trống là sử dụng kỹ thuật nửa in, nửa vẽ. Mỗi bức tranh chỉ có duy nhất một ván khắc, tạo thành xương cốt của bức tranh. Sau khi đã có bản in nét hoàn chỉnh thì người vẽ tranh dùng bút lông chấm màu để tô lên từng mảng màu đậm nhạt, tuỳ theo bố cục và đường nét.

Theo Hoạ sỹ, Nhà Nghiên cứu Mỹ thuật Phan Ngọc Khuê: “Điểm đặc biệt của tranh Hàng Trống ở điểm nó đậm tính chất trang trí, cả về hình thức và đường nét, nhưng lại có tính chất tạo hình, phóng khoáng. So với tranh Đông Hồ thì Tranh Hàng Trống mềm mại, không bị gò bó, màu sắc cũng rực rỡ hơn”.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, dòng tranh Hàng Trống đang dần bị quên lãng. Nhiều người trẻ hiện nay thậm chí không còn biết tới sự tồn tại của dòng tranh có tuổi đời gần 400 năm này.

Một số hình ảnh tại buổi ra mắt:

Mô tả quá trình số hoá hoạ tiết tranh Hàng Trống

Mô tả quá trình số hoá hoạ tiết tranh Hàng Trống

Hoạ tiết của tranh Hàng trống được ứng dụng vào sản phẩm hiện đại như cốc, ốp điện thoại, sổ tay….

Hoạ tiết của tranh Hàng trống được ứng dụng vào sản phẩm hiện đại như cốc, ốp điện thoại, sổ tay….

Sản phẩm mang hoạ tiết tranh dân gian thu hút nhiều lứa tuổi
Sản phẩm mang hoạ tiết tranh dân gian thu hút nhiều lứa tuổi
Hoạ tiết Tranh Hàng Trống được số hoá, trình bày đẹp mắt trong cuốn sách
Hoạ tiết Tranh Hàng Trống được số hoá, trình bày đẹp mắt trong cuốn sách
Chị Trịnh Thu Trang, Giảng viên Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tác giả chính của cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”,
 Chị Trịnh Thu Trang, Giảng viên Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tác giả chính của cuốn sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”,

Tin cùng chuyên mục

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Đọc thêm

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.