Cơ quan thi hành án cần chú trọng đặc biệt công tác tổ chức cán bộ

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành phát biểu tại buổi làm việc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành phát biểu tại buổi làm việc.
(PLO) - Đó là một trong những yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành trong buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 26 Cục Thi hành án dân sự địa phương về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2016.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục THADS Hà Nội Lê Quang Tiến nêu lên các nguyên nhân khiến quá trình thi hành án kéo dài như điều kiện kinh tế khó khăn, tín dụng ngân hàng tăng, tạo áp lực cho chấp hành viên trong việc hoàn thành chỉ tiêu; còn nhiều khó khăn trong khâu xử lý tài sản đảm bảo; tài sản thế chấp, động sản khó xác minh, thu hồi mà chỉ có thể yêu cầu đưa về chờ xử lý; chấp hành viên còn lúng túng khi thực hiện các trình tự, thủ tục của các vụ án về kinh doanh thương mại.

Quyền Cục trưởng Cục THADS TP HCM Vũ Quốc Doanh cho biết, cơ quan thi hành án đã tiến hành kê biên nhưng không nhận được bản án là một trong các lý do chính khiến tỷ lệ các vụ việc có điều kiện thi hành còn thấp. Cụ thể đối với vụ Huyền Như có 22 tài sản các loại phải thi hành án song Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ chuyển bản photo các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với lý do đang điều tra lại vụ án nên cơ quan thi hành án chưa thi hành được.

Nhiều khó khăn, nguyên nhân khác cũng được các địa phương đề cập tới như  khâu xác định sở hữu tài sản chung, riêng trong quá trình thi hành án còn rất phức tạp, cần nhờ đến tòa án nghiên cứu, xử lý; định giá tài sản còn xảy ra sai sót, khó kê biên; bất động sản giảm giá rất nhiều lần nhưng vẫn không bán được; công tác cán bộ còn yếu và thiếu, chấp hành viên thiếu kinh nghiệm, lãnh đạo đơn vị không phát huy được năng lực quản lý điều hành dẫn tới việc áp dụng pháp luật vào thực tế còn lúng túng…

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Hoàng Sỹ Thành nêu rõ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục luôn sẵn sàng chia sẻ với các địa phương trên mọi phương diện để tạo được cơ chế, thể chế hoạt động thuận lợi và hiệu quả nhất. Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS – cơ hội để nâng cao vị thế của cơ quan THADS - nhưng đi kèm với đó cũng là khối lượng công việc với trách nhiệm và áp lực rất lớn. Do đó, để phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, mỗi đơn vị, cá nhân cần thực hiện các giải pháp để khắc phục yếu kém, sai sót một cách kịp thời.

Đối với Tổng cục, cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của các địa phương, tiếp tục hoàn thiện một số thông tư để tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn nữa; chú trọng đến các án lớn trong khâu hướng dẫn nghiệp vụ; sớm tạo cơ chế, thể chế thi tuyển, tập huấn bồi dưỡng kiểm tra cho cán bộ địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, giám sát, điều hành.

Về phía các địa phương, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của Cục trưởng, Chi cục trưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm từ cơ sở, không gây bức xúc cho nhân dân. Công tác tổ chức cán bộ cần được đánh giá, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm theo đúng quy định, trình tự; tạo môi trường tốt để cán bộ phấn đấu, rèn luyện; chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm khắc những người vi phạm kỷ luật, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân. Tập trung cao độ giải quyết triệt để các vụ việc THADS trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. 

Ngoài ra, với những nơi còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí hạn hẹp cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời chủ động xây dựng các mối quan hệ theo Quy chế phối hợp để tăng cường nguồn ngân sách xã hội hóa.

Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự (THADS) của một số địa phương 5 tháng đầu năm 2016, Phó Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi cho biết, mặc dù số lượng việc và tiền thụ lý toàn quốc tăng mạnh (tăng 9.140 việc (1,87%) và trên 25.235 tỷ đồng (29,13%) so với cùng kỳ năm 2015), nhưng kết quả THADS 05 tháng đầu năm 2016 đã có những chuyển biến so với cùng kỳ năm 2015: đã thi hành xong số việc và tiền cao hơn về giá trị tuyệt đối (cao hơn 4.674 việc và trên 737 tỷ đồng) và đạt tỷ lệ cao hơn về việc (cao hơn 8,49%); tỷ lệ phân loại án có điều kiện thi hành tương đối cao (gần 80% về việc và 85,17% về tiền).

Có 26 địa phương mặc dù có số phải thi hành chiếm tới 68% số việc và trên 86% số tiền phải thi hành của toàn quốc, song các cơ quan THADS địa phương đã nỗ lực thi hành xong gần 103.000 việc, tương đương với số tiền gần 6.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết quả thi hành án xong về việc và về tiền của toàn quốc, trong đó có 26 địa phương trên, vẫn chưa có sự đột phá và còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án năm 2016 (70% về việc và 30% về tiền) được Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao; số việc và tiền có điều kiện chuyển kỳ sau vẫn còn lớn; số hoãn còn nhiều...

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Đọc thêm

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc
(PLVN) -  Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.