Có kẽ hở tạo thời gian vàng giúp tội phạm tẩu tán, hợp lý hóa tài sản phạm tội mà có

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình tại phiên họp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình tại phiên họp.
(PLVN) - Từ thực tiễn tố tụng và thi hành các bản án trong thời gian qua cho thấy pháp luật về kê biên tài sản, bảo đảm thi hành án đang bộc lộ sự bất cập, khiến cho việc thu hồi tài sản của nhà nước do người phạm tội gây ra gặp rất nhiều khó khăn.

Kẽ hở của pháp luật giúp tội phạm tẩu tán, hợp lý hóa tài sản phạm tội

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) cho rằng, về thể chế, trong nhiều vụ việc, dù tài sản đã được bản án kê biên, tuyên kê biên có thể xử lý ngay nhưng do nằm ở nhiều địa phương khác nhau nên theo quy định các cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản ở nơi đang tổ chức thi hành rồi mới có thể ủy thác đến nơi có tài sản khác. Do vậy, thời gian thi hành án kéo dài.

Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định của Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp ủy thác xử lý tài sản khi người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, để rút ngắn thời gian và xử lý hiệu quả tài sản thi hành án, nhất là trong trường hợp thu hồi tiền và tài sản cho ngân sách nhà nước trong các vụ án tham nhũng kinh tế.

Còn đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo, nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.

Tuy nhiên, từ thực tiễn tố tụng và thi hành các bản án trong thời gian qua cho thấy pháp luật về kê biên tài sản, bảo đảm thi hành án đang bộc lộ sự bất cập, khiến cho việc thu hồi tài sản của nhà nước do người phạm tội gây ra gặp rất nhiều khó khăn, rất cần có giải pháp để khắc phục.

“Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác thu hồi tài sản tham nhũng, nhất là các vụ đại án đạt rất thấp. Đây là một nội dung mà cử tri hết sức quan tâm, bức xúc”, đại biểu cho biết.

Dẫn Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đại biểu cho rằng quy định này có nghĩa, việc kê biên tài sản chỉ được áp dụng khi nào đối tượng bị khởi tố bị can hoặc bị đưa đi xét xử.

Còn trước đó, dù đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kể cả trong thời gian khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố bị can cũng đều được miễn trừ trách nhiệm.

“Hay nói cách khác, người phạm tội được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài sản sở hữu, đây chính là kẽ hở của pháp luật, vô hình trung biến thành quãng thời gian vàng giúp cho tội phạm có điều kiện tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản phạm tội mà có”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, thực tế, thời gian qua, rất nhiều vụ án tham nhũng, đại án kinh tế hàng ngàn tỉ bị thất thoát, chiếm dụng nhưng không được thu hồi bởi tài sản này đã bị sang tên cho người khác trong gia đình.

“Sự chậm trễ hoặc bỏ qua việc kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố là nguyên nhân dẫn đến nhiều đại án khó thu hồi tài sản phạm pháp. Mặc dù theo quy định pháp luật, tài sản có nguồn gốc phạm tội dù đã chuyển dịch quyền sở hữu cho người khác cũng bị kê biên, phong tỏa để bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, để làm rõ nguồn gốc tài sản bất minh là chuyện không dễ”, đại biểu nhận định.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "chỉ kê biên bán tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại".

Đại biểu cho rằng, quy định này của pháp luật là cần thiết, vì không những để bảo đảm cho công tác thi hành án mà còn đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo không bị xâm phạm.

Song, ở chiều ngược lại, lại làm khó cơ quan tố tụng vì nội hàm rất trừu tượng, ngay từ "có thể" được hiểu là phụ thuộc vào tương lai, chưa khẳng định bị can, bị cáo có bị kết tội sẽ bị áp dụng chế tài dân sự bằng hình thức nào, trừ biện pháp tịch thu tài sản xác định được theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Hình sự 2015.

“Càng khó hơn khi vận dụng cụm từ "chỉ kê biên phần tài sản tương ứng", được hiểu là giá trị của tài sản bị kê biên phải bảo đảm ngang bằng với mức hình phạt bị can, bị cáo có thể bị áp dụng khi kết án”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Thạch Phước Bình nhận định, tài sản bị tội phạm chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là đặc biệt lớn, đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, người có chuyên môn, nghiệp vụ nên thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau để che giấu hành vi phạm tội, che giấu nguồn gốc hình thành tài sản do phạm tội mà có, che giấu đường đi của dòng tiền và việc sử dụng tiền nên rất khó phát hiện, thu hồi.

Cũng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Trần Chí Cường (đoàn TP Đà Nẵng) nhấn mạnh, thi hành án dân sự trong các bản án hình sự là một trong những vấn đề rất lớn cần được chú trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay các bản án hình sự liên quan đến hành vi tham nhũng, kinh tế được đặc biệt quan tâm.

Theo đại biểu, thực tế các cơ quan chức năng, các cơ quan tiến hành tố tụng có làm tốt đến bao nhiêu kể từ khi phát hiện đến khi thực hiện các quy trình điều tra, truy tố, xét xử và bản án có nghiêm minh đến đâu nhưng việc thi hành không đạt hiệu quả, kết quả đạt được thấp, nhất là việc truy thu lại cho ngân sách nhà nước không đạt thì cũng chưa thực sự đạt được đầy đủ mục tiêu, hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và đáp ứng được yêu cầu kỳ vọng của nhân dân và cử tri đặt ra.

Dẫn báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đại biểu cho biết, công tác phối hợp tổ chức thi hành dân sự trong các bản án hình sự mặc dù đạt kết quả cao, năm 2021 thu được trên 3.631 tỷ đồng, tăng 2,23% về tiền so với năm 2020 nhưng nếu so với tổng số tiền phải thi hành án trên là trên 72.000 tỷ đồng tương ứng với 4.799 việc phải thi hành liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế của năm 2021 thì con số thu được như trên chỉ bằng 5% là khá khiêm tốn.

Cần xây dựng dự án luật Đăng ký tài sản

Phát biểu tiếp thu, giải trình về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát tại phiên họp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí khẳng định, với chủ trương của Đảng và quyết tâm chính trị là yêu cầu các cơ quan tố tụng phải làm tốt hơn nữa công tác thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát của Nhà nước, những năm gần đây, chúng ta có làm tốt hơn, có chuyển biến tích cực hơn.

“Tuy nhiên, so với yêu cầu chúng ta cảm thấy vẫn chưa hài lòng. Bởi vì rõ ràng số mất với số lấy lại nó vẫn chưa tương xứng”, ông Trí nói.

Theo ông Trí, vấn đề đặt ra ở đây là kể cả chúng ta có quyết tâm kê biên, rồi thu hồi thì cũng phải theo luật hiện hành.

“Không phải lúc nào chúng ta cũng niêm phong, cũng kê biên được hết, khi mà chúng ta còn phải chịu trách nhiệm bồi thường nhà nước nếu chúng ta kê biên, niêm phong không đúng thì người ta có quyền khởi kiện. Cho nên, làm thì khẩn trương, quyết tâm chính trị nhưng cũng phải chặt chẽ và chính xác”, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh.

Theo ông Trí, cần tiếp tục rà soát để hoàn chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay, bởi “không phải dễ gì cứ muốn thu là thu”.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhắc hai đề xuất ông từng đưa ra trước đó.

Một là, đề nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét để đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội nội dung xây dựng dự án luật Đăng ký tài sản.

“Hiện nay, chúng ta chỉ mới có kiểm soát tài sản trong hệ thống chính trị nhưng tài sản đối tượng ngoài xã hội đang đứng tên, chiếm, sở hữu có thể là hợp pháp hay không hợp pháp, có chứng minh được nguồn gốc hợp pháp hay không chúng ta còn bỏ một khoảng trống rất lớn”, ông Trí nói.

Theo ông, nếu chưa có luật đăng ký tài sản, tài sản tham nhũng mà các đối tượng có thủ đoạn che dấu, ẩn nấp ở ngoài xã hội, nhờ người khác đứng tên như xe ô tô, nhà đất và người khác đứng tên “không đụng vào được”.

“Mặc dù, biết khi không giải trình được nguồn gốc thì tài sản bất minh, nhưng chúng ta cũng không thu hồi được. Nên không có luật thì lỗ trống đó vẫn còn là một cái hết sức khó khăn”, ông nhấn mạnh.

Cùng với ông, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng kiến nghị Chính phủ có một lộ trình cho việc hạn chế sử dụng tiền mặt ở mức độ ngày càng tốt nhất.

“Việc này càng đẩy mạnh hơn nữa để góp phần cho chuyện thu hồi tài sản và minh bạch. Các hoạt động kinh tế phải minh bạch thì chống tham nhũng, thu hồi tài sản mới tốt được. Còn nếu chúng ta hiện nay quyết tâm chính trị nhưng vừa làm, vừa lo, không thu thì không được, nhưng thu không đúng luật người ta kiện”, ông nói.

Đọc thêm

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII

TNV tham gia Chương trình.
(PLVN) -Nhân dịp 2/9, với mong muốn lan tỏa thông điệp về giá trị của lòng nhân ái "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng minh", Câu lạc bộ (CLB) Những trái tim hồng - Đội Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII tại xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Anh hùng Đinh Thế Văn và chuyện hồi sinh phường rối nước Đào Thục

Đại tá, Anh hùng Đinh Thế Văn giới thiệu ảnh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến trận địa Chèm để nghe báo cáo cách đánh B52 mới
(PLVN) - Trở về đời thường sau kỳ tích chỉ đạo bắn rơi 4 máy bay B-52 của Mỹ trong 12 ngày đêm oanh liệt - chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không diễn ra tháng 12/1972, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đinh Thế Văn đã cùng với chính quyền và nhân dân làng Đào Thục làm hồi sinh phường rối nước nổi tiếng, thiết kế những con rối chưa từng có trong lịch sử để dựng vở rối nước “ Hà Nội chiến thắng B-52 ” .

Lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá: Bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh

Ông Phùng Trung Tập. (Ảnh: PV).
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 27) đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030; trong đó, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa...

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cùng đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2024), sáng 28/8, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang; dâng hương tại đình Tân Trào và lán Nà Nưa - những di tích lịch sử cách mạng ghi dấu ấn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng hơn 79 năm trước.

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Sáng 28/8, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Dự án JICA tổ chức Tọa đàm nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm để phù hợp xu hướng vận động, phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật
(PLVN) - Quan niệm về thượng tôn Hiến pháp và pháp luật tại Việt Nam hình thành từ bao giờ? Tại sao chúng ta cần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp, pháp luật? Mời Quý độc giả cùng trò chuyện với 2 Chuyên gia khách mời của Báo Pháp luật Việt Nam là Ts.Nguyễn Thúy Hoa, Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Khu vực 1 và TS. Ngô Ngọc Diễm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Công tác trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi ở tỉnh Sơn La luôn được quan tâm.
(PLVN) - Nhằm giúp người cao tuổi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sơn La luôn đồng hành, hỗ trợ về mặt pháp lý cho người cao tuổi trên địa bàn, giúp họ nắm bắt được quyền được TGPL và khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL.

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn
(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Tiêu hủy 5 cá thể hổ, ma túy và pháo nổ

Tang vật gồm hổ đã chế, pháo và ma túy của 5 vụ án được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: PV
(PLVN) - Hội đồng tiêu hủy vật chứng do Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừabtổ chức tiêu hủy tang vật của 5 vụ án đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật.