Cô bé “chân voi” tiến gần giấc mơ chân sáo đến trường

Cô bé “chân voi” tiến gần  giấc mơ chân sáo đến trường
(PLO) - Sau  gần chục năm sống chung với căn bệnh “chân voi” quái ác, may mắn đã mỉm cười với cô bé Nguyễn Thị Loan khi được em được một doanh nghiệp Đài Loan đài thọ toàn bộ chi phí để ra nước ngoài trị bệnh. Nhờ vậy, cô bé nghèo đến từ Tây Nguyên đã và đang tiến gần giấc mơ nhảy chân sáo đến trường bằng sự tiến bộ của y học, tình nhân ái của cả cộng đồng và nghị lực của bản thân.

Cô bé Nguyễn Thị Loan (SN 2004, ở xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) là con thứ 2 trong một gia đình nghèo. Ngay từ khi mẹ Loan mang bầu cô bé này, các bác sỹ đã phát hiện phần chân trái thai nhi phát triển dị thường, to gấp nhiều lần phía còn lại. Tuy nhiên, vì thương đứa con đã thành hình nên cha mẹ em vẫn quyết tâm giữ lại cái thai và chỉ biết thầm cầu mong trời Phật phù hộ cho em chào đời mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông. 

Ngày Loan chào đời, cha mẹ em mừng rơi nước mắt thấy con gái mình xinh như công chúa với đôi má bầu bĩnh, đôi mắt đen láy, hàng mi cong vút.  Duy chỉ chân trái của em to hơn bình thường, sưng đỏ, cha mẹ em hy vọng rồi nó sẽ “điều chỉnh” lại bình thường.

Đâu ngờ từ lúc em ra đời cũng là bắt đầu cuộc hành trình cả gia đình cùng em chống chọi với căn bệnh quái ác. Do chân trái bị dị tật, to hơn bình thường gây khó chịu, đau đớn nên từ lúc ra đời lúc nào Loan cũng khóc ngằn ngặt, không ngừng nghỉ. Hai mươi ngày tuổi, Loan nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM do chân trái mỗi lúc lại phình to hơn, da căng cứng gây vô cùng đau đớn.

Quyết tâm chữa bệnh cho con, cha mẹ Loan đã lần lượt bán các tài sản, nhà đất trong nhà để có kinh phí đưa con xuống Sài Gòn chữa bệnh. Nhưng bệnh tình của Loan chỉ có thể cầm chừng chứ không khỏi được. Đến năm bé Loan được 3 tuổi, khối u phát triển đột biến khiến chân trái lớn gấp 6-7 lần chân phải bình thường. Cái chân voi như một khối thịt khổng lồ khiến cô bé đau đớn, không thể tự đứng lên, đi lại được. Từ đó, cuộc sống của Loan gắn liền với bệnh viện, với những lần điều trị đau đớn. 

Mặc dù bệnh tật vậy nhưng Loan rất thông minh và ham học. Dù cái chân gây đau đớn, khó chịu nhưng ngày ngày Loan vẫn được cha mẹ cõng, chở đến trường, và nhiều năm em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đến năm 2012, chân trái của em đã nặng tới… 15kg, trong khi cả cơ thể chỉ có 25kg. Các bác sĩ trong nước chẩn đoán bé mắc chứng ung thư máu lan tỏa hiếm gặp khiến chân to bất thường, cần có phương tiện điều trị kỹ thuật cao mà các cơ sở trong nước hiện chưa đáp ứng được.

Nghĩa là căn bệnh của Loan nếu có thể chữa trị thì phải ra nước ngoài, phải tốn kém rất nhiều tiền. Trong khi thực tế nhà cửa, ruộng vườn đã được bán để chữa bệnh cho Loan nhưng căn bệnh quái ác vẫn không thuyên giảm.

Chân trái của em vẫn không nhỏ đi mà còn phát triển lấn át khiến phần dưới cơ thể cũng bị ảnh hưởng, biến dạng theo khiến cuộc sống, sinh hoạt của em trở nên nặng nề, bế tắc. Cha mẹ em thương con quặn lòng cũng chỉ biết ngồi nhìn con đau đớn, những tưởng buông xuôi theo số phận. 

Nhưng đúng khi hy vọng tưởng chừng như  lụi tắt thì phép màu đã xảy ra. Trong một dịp đoàn công tác của Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan đến thăm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), trường hợp của Loan đã được biết đến.

Cảm động trước nghị lực của cô bé, tổ chức này đã đứng ra làm cầu nối, cùng với Tập đoàn Công nghiệp Hồng Phúc - một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại Việt Nam tài trợ kinh phí để Loan sang Bệnh viện Đại học Quốc tế Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc) điều trị theo chương trình y tế nhân đạo.

Tháng 6/2012, lần đầu tiên Loan được xuất ngoại bằng đường hàng không sang Đài Loan điều trị. Lúc này cô bé Loan mới có 8 tuổi nhưng chỉ nặng hơn 25kg, trong đó riêng phần chân trái đã chiếm tới 2/3 tổng trọng lượng.

Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết trực tràng bệnh nhân bị xuất huyết dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu; 1/5 lượng dinh dưỡng bị chiếc chân quái ác nuốt trọn. Ngoài ra, bộ phận sinh dục của em cũng bị biến dạng; dạ dày phù nề do bị chèn ép; đùi sưng to và lở loét, tình trạng rất xấu. Do Loan còn quá bé, nên các y, bác sỹ gặp rất nhiều khó khăn khi phẫu thuật. Máu liên tục chảy ra, rất khó cầm lại. Một số bộ phận sưng phù quá lớn nên buộc phải cắt bỏ.

Trải qua 6 tháng đầu tiên, về cơ bản, phần dạ dày, trực tràng và bộ phận sinh dục của Loan được điều chỉnh lại. Chiếc chân trái cũng được xử lý gọn lại. Sáu tháng điều trị bên Đài Loan, bé Loan đã trải qua 8 cuộc phẫu thuật. Khối thịt thừa hơn 15kg ở chân bé tạm thời được cắt bỏ, bộ phận sinh dục cũng được phẫu thuật để trở lại bình thường.

Tuy nhiên, khi về nước căn bệnh quái ác vẫn chưa buông tha em khi chân trái em tiếp tục sưng to, khối u không có dấu hiệu dừng lại. Với quyết tâm chữa bằng được cho cô bé, một lần nữa, năm 2016 Tập đoàn Hồng Phúc cùng các đối tác Đài Loan lại đưa Loan “xuất ngoại”.

Được biết, toàn bộ chi phí cho việc chữa bệnh, ăn ở được Tập đoàn Hồng Phúc đài thọ lên tới 2,5 triệu Đài tệ (17,7 tỷ đồng). Đáp lại sự giúp sức đắc lực về kinh tế của tổ chức từ thiện, cô bé Loan đã kiên trì chiến đấu kiên cường, để một ngày có thể thực hiện giấc mơ được chạy nhảy trên chính đôi chân của mình.

Theo phác đồ điều trị, dự kiến, trong thời gian tới, bé Loan sẽ tiếp tục được xử lý nốt vấn đề với hậu môn. Sau giai đoạn này, cô bé sẽ được tập vận động nhẹ để cơ và gân chân trái linh hoạt trở lại. Được biết, sau rất nhiều ngày phải nằm im, không thể đứng được, đầu tháng 10/2016, dưới sự hướng dẫn của Viện phó Trần Hồng Cơ, cô bé Nguyễn Thị Loan đã lại chập chững bước đi trên chính đôi chân của mình trong hành lang bệnh viện.

Nhiều tiếng vỗ tay, cổ vũ khích lệ cho em, trong nụ cười vui mừng có cả nước mắt. Mặc dù việc đi lại còn khó khăn, nặng nhọc nhưng ai cũng tin rằng rồi đây Loan sẽ đi đứng vững vàng. Đến cuối tháng 11, hai bố con Loan sẽ có thể về Việt Nam.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.