Chuyển sức mạnh nội sinh thành nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
(PLVN) - Ngày 18/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Báo cáo nội dung Chương trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, Chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể; tập trung vào các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện, giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...

Nêu 10 yêu cầu, nguyên tắc đặt ra trong Chương trình, Thứ trưởng nhấn mạnh nhiệm vụ tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức; tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong điều hành thực hiện Chương trình; tập trung huy động các nguồn lực tạo ra động lực tổng thể và chuyển biến đột phá cho phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Đồng thời, bảo đảm ngân sách cho xây dựng, phục dựng, trình diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống; khai thác tốt hơn khía cạnh kinh tế của văn hóa...

Đánh giá cao những nhiệm vụ trọng tâm nêu ra trong Chương trình, có ý kiến cho rằng, mục tiêu của Chương trình là đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người, cộng đồng, dân tộc bằng sức mạnh nội sinh của toàn xã hội. Bên cạnh đó, yêu cầu, nguyên tắc đặt ra của Chương trình cần tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong từng giai đoạn cụ thể. Một số ý kiến đề nghị phân định rõ mục tiêu tổng quát và nhóm mục tiêu cụ thể; đẩy nhanh việc lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành bảo đảm tiến độ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 7 tới...

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, một trong những mục tiêu lớn nhất của Chương trình là chuyển sức mạnh tinh thần nội sinh trở thành nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy, Chương trình phải đánh giá khái quát, toàn diện về vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong lịch sử dân tộc cũng như một số tồn tại, yếu kém hoặc vấn đề mới đặt ra trong bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa.

Hai nhóm vấn đề lớn cần giải quyết trong Chương trình được Phó Thủ tướng nhấn mạnh là: những vấn đề cấp thiết trong bảo tồn, phục dựng giá trị, di sản văn hóa bằng ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn lực xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, tư duy đổi mới trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam. Bên cạnh việc cho ý kiến về tên Chương trình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phạm vi thực hiện “trước hết phải tập trung triển khai ở trong nước”; xác định rõ đối tượng để có các nhóm mục tiêu chấn hưng, bảo tồn, gìn giữ rõ ràng, từ đó đề xuất mục tiêu để khai thác bền vững, phát huy giá trị.

Nhấn mạnh trong Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đều cần thiết xây dựng các tiêu chí chuẩn mực, Phó Thủ tướng gợi mở: “Có những nhiệm vụ có thể thực hiện ngay mà không cần kinh phí đầu tư như xây dựng bộ tiêu chí, chuẩn mực đạo đức nơi công cộng, trên môi trường số, trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và ngoài xã hội... dựa trên hệ giá trị văn hóa quốc gia”.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến xác đáng các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiếp thu. Trong đó, cần quán triệt sâu sắc và bám sát các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021). Đồng thời, Chương trình cần kế thừa, tiếp thu các chương trình, đề án, chiến lược phát triển lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên ngành; tập trung triển khai thực hiện chương trình tổng thể với các cơ chế, chính sách đặc thù, tránh dàn trải nguồn lực.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cũng đã giải đáp, cho ý kiến về một số vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước, cơ chế tài chính, đào tạo nguồn nhân lực... liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.