Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch tạo xung lực mới để tỉnh Quảng Ngãi tăng tốc phát triển

Quảng Ngãi tổ chức “Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quảng Ngãi tổ chức “Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(PLVN) - Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi”. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên tham dự

Cụ thể hóa triết lý “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh bày tỏ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hôm nay, trong tâm thế vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu mà tỉnh đã đạt được.

Kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ; quy mô nền kinh tế (GRDP) tính theo giá hiện hành năm 2023 đạt 123 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, đứng thứ 21/63 tỉnh, thành; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt gần 4.200 USD/người, đứng thứ 2/14 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành; trong 3 năm liên tiếp từ 2021-2023, Tỉnh đều vượt thu ngân sách rất lớn, tổng thu ngân sách trong 3 năm là 87 nghìn tỷ đồng, vượt 17 nghìn tỷ đồng so với dự toán HĐND tỉnh giao và vượt 23 nghìn tỷ đồng so với dự toán Trung ương giao (không tính tiền sử dụng đất). Đặc biệt trong năm 2022, Quảng Ngãi đứng trong top 10 tỉnh, thành có số thu nội địa cao nhất cả nước. Công tác an sinh xã hội được tỉnh quan tâm thực hiện đầy đủ, chất lượng đời sống của Nhân dân ngày càng nâng cao; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định và đảm bảo…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên tham dự Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi”

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên tham dự Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khởi công dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi”

Chủ tịch Đặng Văn Minh cho biết, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới”, phù hợp, đồng bộ với định hướng, tầm nhìn phát triển của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các Chiến lược quốc gia, các Quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị; được xây dựng với triết lý, quan điểm: “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”; với tầm nhìn chiến lược, không gian lãnh thổ đảm bảo tính kết nối đồng bộ; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới để Quảng Ngãi tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh thông tin trước những thành tựu mà tỉnh đã đạt được

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh thông tin trước những thành tựu mà tỉnh đã đạt được

Quy hoạch là cơ sở để hiện thực hóa khát vọng, mơ ước cháy bỏng của các thế hệ lãnh đạo, của Đảng bộ và nhân dân: đưa Quảng Ngãi thành một tỉnh phát triển khá của cả nước; là địa phương phát triển xanh, bền vững và đa dạng; cơ cấu nền kinh tế hài hòa, hợp lý, có sức cạnh tranh cao. Trở thành trung tâm công nghiệp, là đầu mối kết nối kinh tế với khu vực Tây Nguyên và khu vực duyên hải miền Trung. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, trở thành điểm nhấn trên con đường di sản miền Trung.

Những chia sẻ để Quảng Ngãi phát triển

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhìn nhận, Quảng Ngãi với vai trò Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam trung Bộ, nhìn ở khía cạnh liên vùng có những hạn chế mang tính chất điểm nghẽn và những thách thức đặt ra trong phát triển của Quảng Ngãi. Do đó, Phó Thủ tướng chia sẻ, trước hết, cần lựa chọn mô hình phát triển hài hòa, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tri thức. Tổ chức lại lãnh thổ, không gian phát triển dựa trên liên kết vùng và các tiềm năng, lợi thế so sánh; giảm thiểu xung đột, cạnh tranh giữa các địa phương, giữa các ngành kinh tế, đặt trong tổng thể hệ sinh thái phát triển của miền Trung.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị; được xây dựng với triết lý, quan điểm: “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị; được xây dựng với triết lý, quan điểm: “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”

Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, đi trước một bước tạo nguồn lực, không gian phát triển với 3 vùng đô thị động lực bao gồm: Vùng trung tâm với TP. Quảng Ngãi; Chuỗi đô thị phía Bắc với thị xã Bình Sơn, thị trấn Trà Xuân, Khu kinh tế Dung Quất; Chuỗi đô thị phía Nam với thị xã Đức Phổ và vùng phụ cận.

Hình thành hệ sinh thái kinh tế đô thị - công nghiệp - dịch vụ với các hành lang: Dung Quất –TP. Quảng Ngãi - Sa Huỳnh; Ba Tơ - Sơn Hà - Sơn Tây - Trà Bồng; Lý Sơn- Dung Quất - Trà Bồng - Trà My; Sa Huỳnh- Ba Tơ – Bờ Y kết nối tiểu vùng Mê Công - Asean với với hành lang Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Quan tâm phát triển nông thôn hiện đại, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao.

Thứ hai, Quảng Ngãi cần tận dụng mối liên kết kinh tế với Quảng Nam, Bình Định, nhất là với khu kinh tế Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Trung Bộ và cả nước.

Thứ ba, chú trọng phát triển dịch vụ du lịch dựa trên lợi thế về những giá trị văn hóa, di sản đặc sắc; về biển đảo, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành Trung tâm đô thị du lịch biển đảo biển - đảo của cả nước và khu vực Đông Nam Á, kết nối với các điểm dịch vụ du lịch biển Bình Châu - Sa Kỳ - Tịnh Kỳ - Mỹ Khê - Mỹ Á - Sa Huỳnh - Châu Me và con đường di sản miền Trung.

Quảng Ngãi cũng trao quyết định chấp thuận đầu tư dự án

Quảng Ngãi cũng trao quyết định chấp thuận đầu tư dự án

Thứ tư, trong quá trình trong đầu tư, phát triển hạ tầng, đô thị, khu dân cư cần tích hợp các kịch bản biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển các hồ chứa phục vụ đa mục tiêu thực hiện chức năng trữ ngọt, điều tiết lũ; khép kín hệ thống thủy lợi, điều hòa nguồn nước. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, di dời các điểm dân cư ở khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, ngập lụt, lũ quét đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là động lực đột phá, đảm bảo sự phù hợp giữa nguồn cung và cầu trong thị trường lao động. Tỉnh cần gắn kết chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu của vùng để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, có các cơ chế chính sách, đãi ngộ, điều kiện làm việc, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới…

Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đổi mới tác phong lề lối làm việc, kỷ luật, kỷ cương; Quan tâm củng cố các tổ chức chính trị xã hội, nhất là tổ chức công đoàn để thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo giải quyết các vấn đề của công nhân như nhà ở, điều kiện sống cho công nhân và điều kiện học tập cho con em người lao động.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên tham dự khởi công Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên tham dự khởi công Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi.

Ngay trong lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi cũng trao quyết định đầu tư và khởi công Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi. Dự án có vai trò chiến lược trong kết nối giao thông liên vùng từ Quảng Nam đến TP. Quảng Ngãi, đặc biệt sau khi hoàn thành sẽ tạo ra không gian phát triển theo quy hoạch vừa được phê duyệt.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.