Chuyện lạ ở làng nhiễm chất kịch độc

Người dân của ngôi làng San Antonio de los Cobres.
Người dân của ngôi làng San Antonio de los Cobres.
(PLO) -Thạch tín nổi tiếng là một trong những chất kịch độc mà xưa nay đã có rất nhiều câu chuyện người ta sử dụng loại độc này hãm hại vua chúa, chính khách, thậm chí là cả những con ngựa đua trong một cuộc đua. 

Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng lý thú về chất độc này. Tại một ngôi làng nhỏ với số dân cũng vô cùng ít ỏi ở một vùng xa xôi của dãy núi Andes, phía Tây bắc Argentina, trong suốt bao năm người ta sử dụng nước nhiễm độc thạch tín nhưng lại không hề bị vấn đề gì về sức khỏe. Theo một nhóm nghiên cứu nhận định, thì đây là một dạng đột biến gen. 

Nơi có khí hậu khắc nghiệt

Họ là những cư dân của ngôi làng San Antonio de los Cobres, với dân số khoảng hơn 5.000 người. Nằm ở vị trí cách mặt nước biển 4.000m, ngôi làng là một trong những nơi có vị trí cao nhất ở Argentina, đồng thời cũng là một phần của sa mạc Andes và được mô tả là một khu vực khô cằn và khan hiếm nguồn nước.

Thời tiết ở đây cũng vô cùng khắc nghiệt đặc biệt là những tháng mùa đông tháng 6, 7, 8. Quanh năm khí hậu thường khô và lạnh, ban ngày là 20 độ C, nhưng ban đêm lại giảm xuống tận -25 độ C.  Hoạt động kinh tế của người dân ở đây chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản và dệt may. 

Chất kịch độc 

Asen, hay còn gọi là thạch tín, là chất độc không màu, không vị. Chúng gây nôn mửa, co giật, dẫn tới hôn mê và tử vong nếu tiếp xúc ở nồng độ cao. Người tiếp xúc trong thời gian dài sẽ mắc các bệnh về gan, tim mạch, tiểu đường, tổn thương da, ung thư. Trên thế giới, tình trạng ngộ độc thạch tín do nguồn nước hoặc thực phẩm đã gây hại đến hơn 137 triệu người. 

Từ năm 1980, Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đặt tại Lyon đã công bố chất độc này là một trong những tác nhân gây ung thư. Dù có nguồn gốc từ bất cứ nơi nào, thạch tín vẫn là thứ độc gây chết người. Từ năm 1998 đến năm 2000, nó đã gây trên 250.000 ca tử vong tại Bangladesh. Tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều ca nhiễm độc thạch tín đã được ghi nhận. 

Giáo sư Guillermo Marshall và các cộng sự thuộc trường ĐH Santiago (Chile), đã phân tích tỷ lệ tử vong do ung thư tại hai khu vực của nước này từ năm 1950 đến năm 2000. Ở khu vực thứ nhất, nước uống có tỷ lệ thạch tín cao, còn ở khu vực kia, nguồn nước không bị ô nhiễm.

Toàn cảnh ngôi làng San Antonio de los Cobres.
Toàn cảnh ngôi làng San Antonio de los Cobres.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, số ca tử vong do ung thư bàng quang và ung thư phổi đã bắt đầu tăng 10 năm sau khi các cư dân tiếp xúc với thạch tín và tăng cao hơn sau 20 năm tiếp theo. Ở khu vực ô nhiễm, tỷ lệ tử vong do ung thư cao gấp 3 lần so với khu vực không ô nhiễm. Điều này khẳng định một điều rằng, thạch tín là một trong những chất độc hại nhất từng được con người biết đến.

Làng “dị nhân”

Khoảng gần 11.000 năm qua, dân cư ở đây, hậu duệ của người Atacameños, đã sống, sinh hoạt, uống nguồn nước đã bị nhiễm độc thạch tín. Hàng ngày họ dùng nước có nồng độ thạch tín lớn hơn 20 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên điều kỳ lạ là trong suốt nhiều năm ấy, cư dân ở đây vẫn sống khỏe mạnh bình thường, không mắc bất kỳ loại bệnh nào liên quan đến vấn đề nhiễm độc từ thạch tín.

Rất nhiều người đã ngạc nhiên khi biết người dân ở đây uống thạch tín mà không chết và mệnh danh cho họ là “dị nhân”. Có thể do tọa lạc ở vị trí đặc biệt, nên dường như ngôi làng này đã phát triển theo một cách đặc biệt để người dân ở đây có thể đối phó với thạch tín và sống chung với nó.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, qua hàng ngàn năm, người dân địa phương đã phát triển một khả năng di truyền về việc chuyển hóa thạch tín, biến đổi để giảm tác động của chất độc này đối với cơ thể của họ. 

Tiến sĩ Karin Broberg, một nhà nghiên cứu y học môi trường tại Đại học Lund ở Thụy Điển, và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một xác ướp ở khu vực này, trong khoảng thời gian 7.000-10.000 năm trước đây, và tìm thấy dấu vết của thạch tín trong tóc. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, người dân ở khu vực này đã sử dụng nguồn nước có chứa thạch tín qua rất nhiều thế hệ, họ trải qua một số biến đổi di truyền, từ đó mang tới sự đề kháng thạch tín tốt hơn.

Kết quả là, họ có thể hấp thu lượng thạch tín cao gấp 20 lần ngưỡng hiện được coi là an toàn những vẫn bình an vô sự. Tiến sĩ Broberg còn nói rằng, người dân ở San Antonio de los Cobres không tốn bất cứ khoản tiền nào để chống lại chất độc này, họ chỉ có sức đề kháng mạnh hơn những người khác mà thôi.

Khi phân tích về chất kịch độc này, tiến sĩ Karin Broberg cho biết, “Thạch tín được tìm thấy ở tầng đá nền của núi lửa và một số địa điểm có nồng độ tập trung cao hơn. Nó phát tán vào các dòng nước chảy ra những con suối mà người dân lấy sử dụng.

Đồng thời tôi và các cộng sự cũng đã nghiên cứu hệ gen của 124 phụ nữ bản xứ, sống quanh làng San Antonio de los Cobres, kiểm tra khả năng chuyển hóa thạch tín của những người này thông qua xem xét lượng nguyên tố á kim trong nước tiểu.”

Kết quả cho thấy, một loạt đột biến then chốt trong các gene của những người bản địa, dường như tạo cho họ khả năng chống chịu với việc phơi nhiễm hàm lượng thạch tín cao. Loại gene đặc biệt này có tên AS3MT, đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đổi chất độc thạch tín.

Tiến sĩ Broberg cũng chưa chắc chắn về các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, nhưng cô nghĩ rằng rất có thể lượng AS3MT hoạt động mạnh mẽ trong gan, từ đó làm cho chất độc được trung hòa trong nước tiểu, rồi sau đó được bài tiết ra ngoài. 

Thạch tín là chất độc có thể gây chết người.
Thạch tín là chất độc có thể gây chết người.

“Miễn tử” với thạch tín

Hiện tượng này có xuất hiện ở các nhóm dân cư sống tại Columbia và Peru, nhưng đối với người dân San Antonio de los Cobres, hiện tượng này xuất hiện với tần suất cao hơn nhiều. Các nhóm dân khác trên thế giới cũng được phát hiện mang biến thể gen AS3MT này, với tần suất cao nhất ở người Peru, thổ dân Mỹ và người Việt Nam. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng, hiện tượng dị thường này của người dân làng San Antonio de los Cobres là một minh chứng về sự thích nghi của con người trước chất độc môi trường- điều thường chỉ quan sát thấy ở động vật như chuột. Theo các chuyên gia, việc nhiễm độc thạch tín có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc do kết quả của hoạt động công nghiệp như đào vàng.

Trước đây, trong thời nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất, chất độc thạch tín này thường được những người phụ nữ sử dụng để trang điểm cho khuôn mặt của mình. Ngoài ra, chất độc này còn được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất tạo ra khí lewisite độc hại khiến các nạn nhân bị bỏng giộp trước khi chết. Chất kịch độc này cũng từng được cho là nguyên nhân dẫn căn bệnh điên của nhà vua nước Anh George III và vị tướng lừng danh Pháp Napoleon Bonaparte.

Thậm chí, Vua Faisal I của Iraq cũng được phát hiện là có triệu chứng nhiễm thạch tín trong khi đang ở Thụy Sĩ vào năm 1993. Và lãnh đạo phong trào độc lập Nam Mỹ Simon Bolivar từng được cho là đã mất mạng do việc nhiễm độc thạch tín mãn tính. Con ngựa đua Phar Lap thành công nhất Australia cũng từng được phát hiện chết sau khi bị đầu độc bằng một liều thạch tín nặng.

Vào năm 2008, Trung Quốc cũng xác nhận rằng vua Quang Tự (1871 – 1908) hay Thanh Đức Tông, người tiền nhiệm của vị hoàng đế cuối cùng của nước này, cũng đã bị đầu độc với lượng thạch tín rất lớn. 

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".