Chuyện ít biết về Đệ nhất tổ sư nghề kim hoàn

Lễ giỗ Tổ nghề kim hoàn. (Nguồn ảnh: Internet)
Lễ giỗ Tổ nghề kim hoàn. (Nguồn ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo sử sách ghi lại, khoảng hơn 200 năm về trước, người có công định hình và khai sáng nghề kim hoàn đã được triều đình nhà Nguyễn sắc phong, vào các thời Khải Định thứ 9 và Bảo Đại thứ 13 - đó là “Đệ nhất tổ sư nghề kim hoàn Cao Đình Độ.

Truyền nghề không lấy tiền công

Cao Đình Độ sinh năm 1744 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân từ một gia đình nông dân, thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục Nho giáo. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng (tức là hàn khay gãy, bịt chén bể...). Thời kỳ này chỉ có người Trung Hoa mới nắm được cách chế tác và độc quyền sản xuất, buôn bán vàng bạc. Niềm đam mê lớn trong người thợ trẻ Cao Đình Độ là muốn trở thành một người thợ kim hoàn xuất sắc. Ước mơ mãnh liệt ấy ngày đêm luôn thôi thúc, buộc ông lên đường “tầm sư học đạo”. Để học được nghề, ông phải dành nhiều thời gian học tiếng Hoa, theo dõi lối sinh hoạt, giao thiệp của họ, cải trang thành người Hoa xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội). Mặc dù người Hoa có tiếng là giữ nghề, không truyền cho người ngoài, nhưng với tư chất thông minh, lanh lợi sẵn có, ông quan sát tìm hiểu và nắm bắt được bí quyết nghề kim hoàn của người Hoa. Với ý chí phải học thành tài, ông học cả cách chế tạo dụng cụ cần thiết của nghề chạm trổ vàng bạc.

Năm 1783, ông Cao Đình Độ đưa vợ và con trai vào làng Kế Môn, huyện Phong Điền, Thuận Hóa lập nghiệp và truyền nghề cho con mình là Cao Đình Hương. Thừa hưởng đức tính thông minh của cha, Cao Đình Hương tiếp thu nghề kim hoàn một cách nhanh chóng và trở thành một nghệ nhân thành thục trong nghề tại Thuận Hóa. Và ông Cao Đình Độ còn “truyền nghề cho một số học trò thuộc hai họ Huỳnh Công và Trần Mạnh”. Về sau, hai họ Huỳnh, Trần tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu. Làng Kế Môn thành làng thợ kim hoàn lớn vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong.

Những người làm nghề kim hoàn luôn nhớ công đức Tổ nghề. (Nguồn ảnh: Internet)

Những người làm nghề kim hoàn luôn nhớ công đức Tổ nghề. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo sử sách ghi lại, ông Cao Đình Độ đã truyền, đặc trưng của nghề là sự kiên nhẫn bởi hầu hết thời gian đều ngồi làm việc và vận dụng tính sáng tạo mang chất thẩm mỹ để tạo hình cho sản phẩm. Nghề kim hoàn có tất cả ba kỹ thuật cơ bản gồm: “trơn” - một kiểu tạo hình có tính cơ bản mà người thợ kim hoàn nào cũng trải qua và làm được. Tiếp đến là “chạm”, tức dùng vật nhọn để khắc vẽ lên sản phẩm. Cuối cùng và đỉnh cao của người làm nghề là “đậu”, tức dùng vàng bạc kéo thành từng sợi chỉ để tạo hình. Công đoạn này đòi hỏi sự phát huy toàn diện của người thợ như khéo tay, sáng tạo nghệ thuật... Thực hiện gia công một món đồ, người thợ phải phác thảo ra giấy trước rồi mới dựa trên phác thảo ban đầu để tỉa tót theo.

Nghề kim hoàn cũng không khác gì nghề thợ rèn là mấy, bởi người thợ phải “gắn bó xương máu” với cây đe, cái búa. Nếu như nghề thợ rèn cần lực thì nghề kim hoàn lại cần đến sự tinh tế trong từng đường đe.

Những sản phẩm kim hoàn của cha con ông Cao Đình Độ nức tiếng kinh thành. Các sản phẩm kim hoàn đáp ứng được nhu cầu về trang sức, trang trí của cư dân và quan lại ở chốn kinh thành Huế ngay từ cuối thế kỷ XVIII. Các học trò học nghề kim hoàn tìm đến ông ngày càng đông. Ông Cao Đình Độ thương những người nghèo, thường không lấy tiền công dạy học, nhất tâm truyền nghề. Cảm phục tài nghệ và danh tiếng Cao Đình Hương, quan Thượng thư bộ Lại lúc bấy giờ là Trần Minh, cùng vợ là Huỳnh Thị Ngọc (dưới thời Gia Long) mời ông về dinh phủ dạy nghề Kim Hoàn cho ba người con trai: Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền và ba người cháu: Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo, Huỳnh Nhật. Ròng rã suốt 11 năm truyền dạy cho các học trò, năm 1821, ông Cao Đình Hương qua đời. Trước khi mất, tâm huyết sau cùng của ông là mong muốn học trò của mình đem nghề kim hoàn truyền bá rộng rãi trong dân gian. Và những người học trò của ông đã đem bí quyết nghề kim hoàn đi truyền nghề khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Huế - cái nôi bậc nhất cho nghề kim hoàn

Dưới thời nhà Tây Sơn, Vua Quang Trung cũng là người quan tâm đến nền thủ công nghiệp nước nhà, đã lập ra ngành Ngân Tượng và danh tiếng ông Cao Đình Độ được lan truyền đến triều đình. Năm 1790, Vua Quang Trung triệu hai cha con ông cùng một số thợ bạc ở làng Kế Môn vào triều để lập đội Cơ vệ Ngân tượng, nơi chuyên nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vàng bạc và đồ trang sức cung đình. Trước công đức và những đóng góp lớn lao đó, ông được triều đình phong chức Lãnh binh, phó Lãnh binh là Cao Đình Hương. Thời gian này, gia đình ông sống tại làng Cao Hậu (thường gọi là Côi Hậu), huyện Hương Trà (nay là phường Hương Sơ, thành phố Huế).

Phần mộ Đệ Nhất Sư Tổ kim hoàn Cao Đình Độ. (Nguồn ảnh: Internet)

Phần mộ Đệ Nhất Sư Tổ kim hoàn Cao Đình Độ. (Nguồn ảnh: Internet)

Đến khi Nguyễn Ánh chiếm lại đất Thuận Hóa - Phú Xuân, lập nên vương triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long vào năm 1802, hai cha con ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương cũng như nhóm thợ làng Kế Môn vẫn được Vua Gia Long trọng dụng, cấp bổng lộc và giữ nguyên tước cũ để tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn trong Kinh thành. Hai ông vẫn được tiến cử giữ chức vụ này chứng tỏ là người có tài và đức hạnh nên được các đời vua và triều đình tin dùng. Các sản phẩm từ vàng bạc như trâm cài, hoa tai, vòng xuyến, nhẫn… được sử dụng ở Kinh thành Phú Xuân chủ yếu được tạo tác bởi những người thợ kim hoàn làng Kế Môn.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Ngọ (1810), ông Cao Đình Độ qua đời, thọ 66 tuổi. Nhà vua và triều đình thương tiếc phong thêm tước hiệu “Đệ nhất Tổ sư” và cử hành tang lễ chu tất, an táng tại ấp Trường An, phía Nam kinh thành Huế. Đến năm Minh Mạng thứ hai, ngày 8 tháng 12 năm Tân Tỵ (1821), ông Cao Đình Hương qua đời, hưởng dương 48 tuổi, được Vua Minh Mạng phong hiệu, phần mộ an táng cạnh phần mộ của tổ phụ ấp Trường An, phía Nam kinh thành Huế.

Hiện nay, tại nhà thờ tổ nghề kim hoàn ở Huế và Lệ Châu hội quán (TP Hồ Chí Minh) còn lưu giữ nhiều bản sắc phong của các vua nhà Nguyễn. Đó là hàm cấp bậc “Tiến sĩ khai hóa Kim Ngân” với phẩm tước đại triều “Dực Bảo Trung Hưng”, chức Lãnh Binh của Vua Gia Long cho ông Cao Đình Độ. Đến thời Vua Minh Mạng, hai cha con cao Đình Độ, Cao Đình Hương được sắc phong “Dực bảo Trung Hưng Linh Phò Bổn Xứ - khai hóa kim ngân Thế Tổ Cao Đình Độ tọa thần vị - Cao Đình Hương linh thần vị”, phong tước hiệu “Đệ nhị tổ sư” cho Ông Cao Đình Hương, được ban đất xây lăng như các quan đại thần. Đời Vua Khải Định năm thứ 9 và Bảo Đại năm thứ 13, hai ông được sắc phong “Dực bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần” cho người có công khai sáng ngành kim hoàn Việt Nam.

Lăng mộ hai vị Tổ sư đời thứ nhất đều toạ lạc tại phường Trường An về phía Nam thành phố Huế, trong đó lăng mộ đệ Nhất Tổ sư Cao Đình Độ xây dựng năm 1810, lăng mộ đệ Nhị Tổ sư Cao Đình Hương xây dựng năm 1821, theo kiến trúc văn hóa đặc trưng của triều Nguyễn. Đền thờ hai ông được đặt tại phường Phú Cát (Huế). Cả khu mộ và nhà thờ tổ nghề kim hoàn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa. Để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị tổ nghề, hàng năm, các thợ kim hoàn miền Trung (Huế) tổ chức lễ giỗ ông Cao Đình Độ vào ngày 27/2 (âm lịch) và Cao Đình Hương vào ngày 7/2 (âm lịch).

Nhà thờ Tổ kim hoàn tại Huế. (Nguồn ảnh: Internet)

Nhà thờ Tổ kim hoàn tại Huế. (Nguồn ảnh: Internet)

Hơn 2 thế kỷ qua, hàng ngàn người làng Kế Môn đã rời làng, có mặt tại các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước. Không những thế người làng Kế Môn còn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới nhằm quảng bá cho quê hương, đất nước. Tại Huế các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại “Tịnh Tâm Kim Cổ”, trong các đợt Festival nghề truyền thống của Huế người làng Kế Môn đều tham dự. Làng Kế Môn có nhiều nhà thờ họ với tất cả 16 nhà thờ, đây là những họ đã có công mở làng cũng như phát triển nghề kim hoàn.

Ngày nay, dù con dân Kế Môn đã tỏa đi xa nhưng có lẽ Huế mới thật sự là cái nôi bậc nhất cho nghề kim hoàn phát triển khi còn giữ được dấu ấn lịch sử của một thời vang bóng. Ngoài khu mộ tổ và nhà thờ tổ kim hoàn vẫn còn lưu giữ và tới Huế, du khách có cơ hội trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia các công đoạn sản xuất của nghề kim hoàn truyền thống.

Hiện nay, khu lăng mộ tổ nghề kim hoàn Việt Nam nằm ở phường Trường An, thành phố Huế. Và khu lăng mộ của tổ nghề kim hoàn Việt Nam trên đất Huế luôn được các đệ tử, con cháu gìn giữ hương khói và là nơi hành hương linh thiêng của những ai theo nghề kim hoàn để tri ân những bậc tiền nhân đã có công khai mở một nghề để lại danh thơm và hồn thiêng dân tộc. Di tích nhà thờ Tổ nghề kim hoàn được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 168-QĐ/VH ngày 2/3/1990 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Hiện nay, tại từ đường họ Kim Hoàn tọa lạc số 7 chùa Ông, phường Phú Cát, thành phố Huế còn lưu giữ một số bản sắc phong của các vua triều Nguyễn cho hai vị tổ nghề.

Hằng năm, lễ tế tổ nghề kim hoàn Việt Nam nhằm tưởng niệm vị đệ nhất Tổ sư Cao Đình Độ tại phường Trường An và phường Phú Cát, thành phố Huế vào ngày 7/2 Âm lịch được xem là ngày hội của những người sản xuất, kinh doanh vàng bạc trong khắp cả nước. Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng nghìn người trong ngành thợ kim hoàn về dự, cúng bái các vị tổ sư có công khai sáng, truyền dạy nghề kim hoàn. Tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, người làng Kế Môn - làng nghề truyền thống kim hoàn xứ Huế đều tham dự để góp phần tôn vinh một làng nghề “danh bất hư truyền” tại Cố đô.

Đọc thêm

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.