Chuyên gia Trung Quốc lý giải nguyên nhân số người chết vì virus corona ở Mỹ cao vọt

Tính đến hết ngày 26/5, hơn 100.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19. Ảnh: AP
Tính đến hết ngày 26/5, hơn 100.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19. Ảnh: AP
(PLVN) - Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ South China Morning Post, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kỳ cựu của Trung Quốc Zhong Nanshan đã đưa ra nhận định, Mỹ có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao do không sẵn lòng lắng nghe lời khuyên khoa học.  

Ông Zhong Nanshan cho rằng, số liệu người chết ở Mỹ do đại dịch Covid-19  thực sự “gây sốc”, và quy kết nguyên nhân do thất bại của các nhà hoạch định chính sách khi không nghe theo lời khuyên của các nhà khoa học.

Tính đến hết ngày 26/5, Mỹ ghi nhận hơn 1.724.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 100.000  ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Đây là con số tử vong cao nhất đối với bất kỳ quốc gia nào.

“Mười bảy năm trước, dịch Sars đã được xử lý rất tốt ở Mỹ, hoàn toàn khác với tình hình hiện nay” – ông Zhong Nanshan nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với South China Morning Post. Ông cũng bày tỏ, dù Mỹ đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc rất rộng và có thể nhiều hơn các quốc gia khác, nhưng những tổn thất nặng nề vẫn khiến ông “bị sốc”.

Ông Zhong cho biết, các đồng nghiệp của ông ở Mỹ nói với ông rằng hệ thống của Mỹ không được chuẩn bị cho dịch bệnh, mặc dù nước này có mức độ cao về chăm sóc y tế cùng hệ thống thiết bị và phương tiện y tế hiện đại.

“Thực ra điều này cũng tương tự như phản ứng ban đầu ở Vũ Hán” – ông Zhong nhận định.

“Nhưng vấn đề chính ở Mỹ là không nghe các chuyên gia y tế” - ông nói – “Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá thấp sức lây truyền của căn bệnh cũng như tác hại của nó. Ông ấy nghĩ đó chỉ là một trận cúm lớn.”

Ông cũng viện dẫn đến việc các quan chức Mỹ cũng không lắng nghe quan điểm của các chuyên gia y tế liên quan đến việc mở cửa lại nền kinh tế.

“Mở cửa nền kinh tế nhanh chóng có thể có rủi ro. Tôi nghĩ rằng họ nên tuân theo các quy tắc của khoa học và mở lại nền kinh tế từng bước một”, ông Zhong nói.

Ông Zhong Nanshan là nhà khoa học dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh Covid-19 ở Trung Quốc. Ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng quốc gia về bệnh hô hấp và lãnh đạo một nhóm các nhà khoa học tư vấn cho chính phủ.

Ông Zhong Nanshan là nhà khoa học dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh Covid-19 ở Trung Quốc. Ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng quốc gia về bệnh hô hấp và lãnh đạo một nhóm các nhà khoa học tư vấn cho chính phủ.

Tiến sĩ Anthony Fauci - Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ - đã cảnh báo việc mở cửa quá sớm vì mối đe dọa của làn sóng lây nhiễm thứ hai. Ông Fauci nhiều lần nói rằng virut sẽ quyết định khi nào đất nước mở cửa trở lại. Một số người ủng hộ ông Trump đã tấn công ông Fauci vì điều đó, cho rằng ông nên bị loại khỏi lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng.

“Tất nhiên, nền kinh tế rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, nhưng vấn đề cân bằng đã không được xử lý tốt, và đó là một lý do khác khiến cho đại dịch tác động nghiêm trọng đến Mỹ” – ông Zhong nói.

Ông cũng bày tỏ sự tiếc nuối về việc Mỹ đã “vấp ngã” trong dịch Covid-19, trong khi nước này đã thành công trong khống chế dịch Sars 17 năm trước.

Zhong cho biết ông đã liên lạc với các chuyên gia Mỹ - những người luôn cảnh giác cao độ sau khi Sars nổ ra vào đầu tháng 2/2003. “Vì vậy, họ biết những gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Tôi nói với họ rằng một căn bệnh truyền nhiễm không rõ nguyên nhân đang lan rộng và họ cần phải đề phòng”, ông nói.

Vì những hành động phòng ngừa mạnh mẽ được thực hiện, trong dịch Sars cách đây 17 năm, Mỹ chỉ có 27 trường hợp nhiễm bệnh - khác biệt với những gì đang xảy ra hiện nay.

Về “thuyết âm mưu” virus corona từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán, ông Zhong bày tỏ ông không ngạc nhiên do đó là tâm lý của người Mỹ. Ông nhớ lại, thời điểm dịch Sars 2003, ông đã đọc được một tờ báo ở Seattle viết đó là vũ khí giết người hàng loạt của Trung Quốc, và giờ bài đó lại được soạn lại ở dịch Covid-19 mà thôi.

Theo ông, có phải chăng vì dịch Sars đã xảy ra 2 năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, lúc đó nước Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống khẩn cấp và y tế công cộng.

Zhong cho rằng các nhà khoa học khắp thế giới cần hợp tác để đánh bại virus corona, nhưng các chính trị gia đang tạo ra những trở ngại cho sự hợp tác đó.

“Do một số người đã có ý tưởng định sẵn rằng Trung Quốc là nguồn gốc của virus  corona khiến nghiên cứu không thể thực hiện một cách chính xác” – Zhong nói.

Zhong nói rằng trong khi các quan chức Vũ Hán đã chậm trễ báo cáo sự bùng phát virus ngay từ đầu, thì Bắc Kinh đã minh bạch trong việc công khai thông tin về căn bệnh này kể từ cuối tháng 1.

“Trung Quốc đã chia sẻ phân tích tuần tự về virus với Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11/1 và báo cáo các trường hợp mỗi ngày kể từ ngày 23/1 khi Vũ Hán bị phong tỏa” - ông nói – “Số lượng các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng ở Trung Quốc sau đó là một hồi chuông cảnh tỉnh với thế giới rằng căn bệnh này rất nguy hiểm.”

“Ngay cả khi chúng tôi có thể bị trì hoãn, thì vào ngày 23/1, các nhóm chuyên gia của chúng tôi đã đưa ra những cảnh báo rõ ràng về sự lây truyền của virus giữa người với người và đã có sự lây nhiễm giữa các nhân viên y tế. Nhưng Mỹ chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 13/3. Tôi thực sự không thể thấy làm thế nào điều này có thể là một sự che đậy” – ông Zhong nói.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.