Chuyên gia Bộ Y tế 'hiến kế' cho Bắc Giang

Tiểu ban điều trị của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng, chống, dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang đêm 19/5
Tiểu ban điều trị của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng, chống, dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang đêm 19/5
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tại cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng, chống, dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang, Tiểu ban điều trị của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đưa ra rất nhiều giải pháp cấp bách đã nhằm giúp Bắc Giang ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đêm 19/5, Tiểu ban điều trị của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng, chống, dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra những đánh giá tình hình và đề xuất hướng giải pháp kịp thời.

Báo cáo sơ lược tình hình về các cơ sở thực hiện thu dung, điều trị, ông Bùi Thế Bừng, Phó giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết, theo con số thống kê mới nhất, hiện nay, số giường bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh (100), Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang (213), Bệnh viện dã chiến số 1 (220), Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Bắc Giang (160), Trung tâm y tế huyện Yên Dũng (150), Trung tâm y tế huyện Lạng Giang (140), sắp tới sẽ đưa vào hoạt động thêm cơ sở mới tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh 200 giường, Bệnh viện Tâm thần 400 giường, Bệnh viện dã chiến Quân đội dự kiến 300-500 giường, Bệnh viện dã chiến ở Nhà thi đấu tỉnh 620 giường. Tổng dự kiến số lượng giường từ 2500 – 2700 giường.

Bên cạnh đó, đoàn cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành khảo sát thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại 2 tầng Bệnh viện Phổi Bắc Giang, với quy mô 58 giường để điều trị bệnh nhân nặng.

Những giải pháp cấp bách cần làm ngay

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế, có thể nói Bắc Giang là một trong những địa phương tiến hành công tác thiết lập Bệnh viện dã chiến thần tốc (gói gọn trong vòng chưa tới 1 ngày). Điều đó thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Mặc dù số ca bệnh ở Bắc Giang tăng nhanh, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, cộng thêm sự chi viện kịp thời từ các tỉnh bạn và bên quân đội, tới giờ phút này địa phương vẫn đang kiểm soát được tình hình.

Ông Khoa đã liệt kê ra một vài giải pháp cấp bách. Trước mắt, Bắc Giang cần khẩn trương tìm địa điểm phù hợp để tiến hành xây dựng Bệnh viện dã chiến mới nhằm tăng quy mô 2.500 lên 3.000 giường bệnh để chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế
 Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế

Thứ hai, cần ổn định tổ chức bộ máy để các cơ sở điều trị hiện tại có thể phát huy tối đa những khả năng sẵn có. Hiện một số cơ sở đã có xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện sớm, can thiệp nhanh. Chủng virus lần này chúng ta cần hết sức cảnh giác vì nó có nhiều diễn biến bệnh nhanh không lường trước. Cần ưu tiên khẩn trương hoàn thiện trung tâm ICU ở Bệnh viện phổi Bắc Giang, để chủ động điều trị tại địa phương với sự giúp sức của các chuyên gia từ bệnh viện tuyến trung ương được điều về chi viện.

Bên cạnh đó, các đơn vị điều trị cần sớm kê danh sách các phương tiện, trang thiết bị máy móc cần cho công tác điều trị dịch COVID-19, từ đó đề xuất UBND tỉnh xem xét mua sắm.

Về tình hình nhân lực làm việc tại Bệnh viện dã chiến rất cần các cán bộ, nhân viên y tế chuyên ngành truyền nhiễm. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang sớm trao đổi với các tỉnh bạn (nơi không nóng về dịch bệnh) tăng cường chi viện nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ quan điểm, các cơ sở y tế hiện đang là đơn vị điều trị nêu trên cần sắp xếp, tổ chức để làm sao cho nguồn nhân lực hoạt động một cách có hiệu quả. Mấu chốt nằm ở chỗ các đơn vị cần phân ca kíp làm việc cho nhân viên một cách khoa học (nên áp dụng theo mô hình 3 ca, 4 kíp một cách thường xuyên).

Quyết tâm không để bệnh nhân tử vong

Kết luận cuộc họp, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu cao quyết tâm: “Bằng mọi giá Bắc Giang không được để bệnh nhân nào tử vong. Luôn xem tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết”.

Để tháo gỡ khó khăn về nhân lực, ông Dương đề nghị Sở Y tế cần huy động tất cả lực lượng hiện có, kể cả lực lượng đã về hưu, đồng thời nhanh chóng thống kê, rà soát và cần thiết trao đổi với các tỉnh bạn, và báo cáo cụ thể để UBND tỉnh đề xuất với các tỉnh lân cận. Đồng thời giao Sở Nội vụ xem xét, tham mưu về vấn đề tuyển dụng nguồn nhân lực ngành y tế địa phương.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.