Bé gái 5 tuổi có khối u nan y được chữa khỏi

GS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chúc mừng cháu Hồ Chi N. xuất viện.
GS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chúc mừng cháu Hồ Chi N. xuất viện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 20/5, Bệnh viện Trung ương Huế vừa làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Hồ Chi N., (5 tuổi, dân tộc Vân Kiều, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị). Bé N bị u nguyên bào thần kinh được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc tự thân.

Trước đó vào tháng 5/2020, bệnh nhi Hồ Chi N. nhập viện trong tình trạng nôn mửa, ăn uống kém, đau bụng, bụng chướng căng. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán u nguyên thần kinh nguy cơ cao.

Bệnh nhi Hồ Chi N. sau đó được hội chẩn toàn viện với sự tham dự của các bác sĩ Khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng, Khoa Nhi Ung bướu, Khoa Xạ trị Trung tâm Ung Bướu, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Huyết học nhằm lên kế hoạch điều trị đa mô thức cho bệnh lý hiểm nghèo này.

Kế hoạch điều trị của bệnh nhi sau đó được đưa ra rõ ràng và thống nhất với các bước như sau: Tiến hành điều trị hóa chất theo phác đồ nguy cơ cao, thu hoạch tế bào gốc, phẫu thuật bóc u, và tiến hành ghép tế bào gốc. Sau khi thông báo kế hoạch điều trị, gia đình cháu rất lo lắng vì không có kinh phí để ở lại điều trị cũng như để ghép tủy. Chia sẻ với hoàn cảnh đó, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã kêu gọi hỗ trợ toàn bộ chi phí ghép tủy, ăn uống cho bệnh nhi.

Lãnh đạo cùng nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế chúc mừng bệnh nhi N. được cho xuất viện.
 Lãnh đạo cùng nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế chúc mừng bệnh nhi N. được cho xuất viện.

Trong quá trình thực hiện ghép tủy, việc sử dụng hóa chất liều cao, cháu có biểu hiện loét niêm mạc miệng, nhiễm trùng sau ghép, nhưng với sự theo dõi sát sao và điều trị tích cực, cháu đã phục hồi nhanh chóng. Đến hôm nay, 20/5, bệnh nhi Hồ Chi N. chính thức được cho xuất viện sau gần 1 năm điều trị.

“Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện ghép tủy tự thân cho 8 cháu, trong đó 7 cháu bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao và một cháu u nguyên bào võng mạc di căn. Hiện tại, bệnh viện đang ghép tủy ca thứ 9 bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Thời gian sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho rất nhiều cháu từ mọi miền đất nước chuyển đến với các bệnh lý: lymphoma non Hodgkin tái phát, u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. 

U nguyên bào thần kinh là ung thư hệ thần kinh giao cảm, một dạng u đặc phổ biến nhất của trẻ nhỏ, chiếm tỉ lệ 7% đến 8% của tất cả các loại ung thư ở trẻ em. Tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ khoảng 2 tuổi, một số nghiên cứu cho thấy chiếm tỷ lệ 89% ở trẻ dưới 5 tuổi. U nguyên bào thần kinh nguy cơ cao chiếm tỷ lệ cao, khoảng 50%.

Trước khi có sự kết hợp đa mô thức trong điều trị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, tỷ lệ sống lâu dài chỉ dưới 15%. Với sự kết hợp đa mô thức trong điều trị: hóa trị liệu nguy cơ cao, phẫu thuật, ghép tế bào gốc máu tự thân và xạ trị, tiên lượng u nguyên bào thần kinh đã cải thiện rõ. 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.