Chuyển đổi số để doanh nghiệp không bị “thua ngay trên sân nhà”

Bấm nút khởi động chương trình Hỗ trợ DN CĐS
Bấm nút khởi động chương trình Hỗ trợ DN CĐS
(PLVN) - Phát biểu tại lễ công bố Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025” ngày hôm nay - 3/12,  Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chưa bao giờ yêu cầu về đổi mới sáng tạo, về chuyển đổi số lại trở nên cấp thiết hơn như lúc này. Theo Bộ trưởng, đây là cách để DN không bị tụt hậu và “thua ngay trên sân nhà”…

Chương trình do Bộ KH&ĐT và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam phối hợp tổ chức thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME)

300 đại biểu của các Bộ, ngành, cơ quan TW, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, DB và các cơ quan thông tấn báo chí đã tham dự sự kiện này
 300 đại biểu của các Bộ, ngành, cơ quan TW, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, DB và các cơ quan thông tấn báo chí đã tham dự sự kiện này

Covid-19- Chất xúc tác chuyển đổi số

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi cuộc sống, thói quen của con người. Chúng ta không thể biết được khi nào đại dịch Covid 19 kết thúc, nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều là phải thay đổi!”

Theo Bộ trưởng, những sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, đồng thời làm xuất hiện xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, buộc các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực thay đổi và thích ứng. 

 “Chính vì vậy, nếu DN chúng ta không được chuẩn bị đầy đủ và chủ động tận dụng các cơ hội thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và thua ngay trên chính sân nhà. Có thể nói, chưa bao giờ yêu cầu về đổi mới sáng tạo, về chuyển đổi số (CĐS) lại trở nên cấp thiết hơn như lúc này!” - Bộ trưởng khẳng định.

Giám đốc USAID tại Việt Nam, bà Ann Marie Yastishock cũng cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta, với một tiền lệ chưa từng có, tác động đến mọi ngành công nghệp và cản trở quá trình phát triển của DN, nhưng Covid-19 là chất xúc tác vô cùng đặc biệt để có sự thay đổi cũng như thúc đẩy quá trình CĐS. 

“Thông qua việc số hóa cũng như tự động hóa hoạt động của mình, các DN sẽ tăng cường giá trị đem đến cho khách hàng cũng như sẽ có đủ năng lực và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong bôi cảnh hậu Covid-19, CĐS là chìa khóa giúp DN cạnh tranh và phát triển bền vững!’- Đại diện USAID tại Việt Nam nhấn mạnh.

100 doanh nghiệp sản xuất, chế biến được hỗ trợ thành công điển hình

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện khái niệm “CĐS trong DN” được nhắc đến rất nhiều nhưng có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau. Chương trình hỗ trợ DN CĐS sẽ tiếp cận CĐS trong DN là giải pháp tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý nhằm nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho DN. 

“Từ cách tiếp cận này và với sự thấu hiểu, đồng hành cùng DN trong suốt những năm qua, Bộ KH&ĐT và USAID tại Việt Nam đã đặt ra mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ DN chuyển đổi về nhận thức, tầm nhìn và chiến lược; hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra lợi thế mới; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái CĐS, số hóa quy trình sản xuất, quy trình công nghệ...”- Bộ trưởng cho biết.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT, Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 100% DN được nâng cao nhận thứcvề CĐS ; Tối thiểu 100.000 DN được nhận các hỗ trợ từ Chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp; Tối thiểu 100 DN được hỗ trợ là các thành công điển hình trong CĐS (hướng tới các DN sản xuất, chế biến)

Đặc biệt, để đạt được mục tiêu đó, chương trình sẽ thiết lập Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy CĐS. Đây là các chuyên gia và các đối tác trong và ngoài nước, được kết nối với mạng lưới chuyên gia trên thế giới. “Thông tin các chuyên gia CĐS sẽ được công bố trên nền tảng số của Chương trình để kết nối với các DN có nhu cầu CĐS…”- Ông Hùng cho hay.

Về mục tiêu hỗ trợ tối thiểu 100 DN là thành công điển hình về CĐS. Đại diện Cục Phát triển DN cho biết, DN được hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, chế biến chế tạo, nông nghiệp…Chương trình cung cấp hỗ trợ kỹ thuật từ “going digital” đến “being digital” trong giai đoạn 5 năm. DN có thể đăng ký tham gia Chương trình CĐS thông qua website của Chương trình  (http://digital.business.gov.vn). Chương trình sẽ tổng hợp, sàng lọc và cập nhật thông tin về cách DN được lựa chọn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong quá trình triển khai cụ thể, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ ban đầu từ USAID, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn lực bổ sung, kể cả nguồn lực từ ngân sách, đồng thời thực hiện xã hội hội hóa cách làm để làm sao có thể hỗ trợ được tối đa và có thể tiếp cận được với toàn bộ cộng đồng DN trên cả nước.

« Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu trên vì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng internet, điện thoại di động thông minh cao trên thế giới. Hạ tầng kết nối của Việt Nam tương đối tốt, internet hầu như đã phổ biến. Đặc biệt, chúng ta có lực lượng giới trẻ đông đảo, tiếp cận nhanh với công nghệ, có đội ngũ DN công nghệ ngày càng phát triển. Đây là lợi thế, là cơ hội của Việt Nam để CĐS thành công…”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng.

Công khai thông tin liên hệ để được hỗ trợ.
 Công khai thông tin liên hệ để được hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Đọc thêm

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.