Chuyện của những đứa trẻ lớn lên trong bệnh viện

(PLO) - Khi những đứa trẻ đang tung tăng cắp sách tới trường, nô đùa bên bạn bè..., thì tại tầng 3 (Trung tâm Thalassemia và Hemophilia) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, có những em nhỏ đang từng giờ chống chọi với bệnh tật, gắn cả tuổi thơ của mình với giường bệnh, với kim truyền máu…

Những em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo mang tên Thalassemia (tan máu bẩm sinh) hoặc Hemophilia (máu khó đông) phải duy trì cuộc sống bằng việc truyền máu, thải sắt và truyền dịch… Mỗi tháng 15 ngày các em phải dành cho việc điều trị tại viện, nửa thời gian còn lại các em gấp gáp thực hiện những việc mà một đứa trẻ bình thường vẫn làm. 

Bé Phạm Trọng Lâm, 5 tuổi ( Hải Dương)
Bé Phạm Trọng Lâm, 5 tuổi ( Hải Dương)

Hơn 5 tuổi nhưng em Phạm Trọng Lâm ( Hải Dương) mới bắt đầu đi mẫu giáo. Nhưng thời gian em được đến lớp gặp cô giáo, bạn bè cũng chẳng đáng kể vì căn bệnh Thalassemia. Suốt 2 năm nay, đều đặn hàng tháng, bà em lại phải đưa em trở lại viện ở khoảng 10 ngày để truyền máu, lọc sắt. Thay vì tập cầm bút thì hàng ngày em phải tập quen với mũi kim tiêm. Thay vì chiếc áo đồng phụccủa trường thì mỗi ngày em lại khoác lên mình áo bệnh nhân.

Em Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình)
 Em Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình)

Kể từ khi phát hiện mắc bệnh Hemophilia vào 9 tháng tuổi, đến nay, bệnh viện gần như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hai mẹ Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình). Đức đã không thể vào được lớp 10 như những bạn bè đồng trang lứa khác vì bệnh tật khiến việc học của em liên tục bị gián đoạn. Nói về đứa con bé bỏng đáng thương của mình, mẹ em buồn rầu ứa nước mắt...

Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh (Yên Bái)
Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh (Yên Bái)

Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh đang ríu rít trò chuyện cùng nhau sau bữa cơm trưa đạm bạc. Mỗi tháng, mẹ của hai em lại lặn lội đưa con từ Yên Bái xa xôi xuống Hà Nội để chữa bệnh, khi thì anh, khi thì đứa em, lúc lại là cả hai anh em. Mỗi lần các em đi điều trị đều mất hơn 15 ngày nhưng được thầy cô thông cảm, tạo điều kiện nên hai em vẫn lên lớp đúng hẹn.

Nhìn vào bức hình có lẽ không ai nghĩ chàng trai trong ảnh năm nay đã 18 tuổi rồi, đã học lớp 12 và sắp bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời học sinh. Khi được hỏi có dự định thi trường nào chưa, Tuấn chỉ cười buồn và khẽ nói : “Em không nghĩ tới ạ”. Tương lai là điều gì đó dường như rất khó nói đối với em, với những học sinh nửa thời gian đáng ra phải tới trường thì lại phải ở trong bệnh viện.

Em Nguyễn Thế Bảo( 7 tuổi- Hà Nam)
Em Nguyễn Thế Bảo( 7 tuổi- Hà Nam)

Em Nguyễn Thế Bảo (7 tuổi, Hà Nam) đang đi học lớp 1 nhưng hàng tuần, cứ vào thứ 2,4,6 là em lại phải lên viện để truyền dịch. Dì em vừa xem xét lại vết truyền cho cháu mình, vừa kể về đứa em trai nhỏ của Bảo. Bé cũng mắc bệnh về máu giống anh nhưng ở thể nặng nên gần như ở luôn viện từ khi sinh ra. Có lẽ cho đến giờ, đứa bé ấy vẫn chưa biết hết thế giới ngoài kia như thế nào, có điều gì đẹp đẽ, thú vị mà em chưa có cơ hội được thấy.

Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi, Nghệ An)
Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi, Nghệ An)

Dù quê ở Nghệ An nhưng giọng nói của em Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi) lại chẳng mang cái chất đặc trưng của người xứ Nghệ. Phải chăng thời gian em phải trải qua trong bệnh viện còn dài hơn cả thời gian em được sống và lớn lên trên quê hương của mình?.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.