Nghệ sĩ Đông Hồ sinh ra trong gia đình truyền thống theo hát bội (tuồng). Cha ông là nghệ sĩ Hoàng Thung và chị gái là nghệ sĩ Kim Chi. Ông đã có hơn 30 năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật hát bội, trong đó có nhiều vai diễn nổi bật như Tử Trình trong vở San hậu, vai Triệu Đà trong Chiếc áo thiên nga, Đàm Phục Hổ trong vở Tứ linh hội, Hồng Hiến trong vở Tử hình không án trại, vai Lê Văn Duyệt trong Lê Công kỳ án… Ông cũng đã nhận nhiều giải thưởng danh giá trong nghề.
Là nghệ sĩ gạo cội trong nghề, lại là nghệ sĩ kỳ cựu của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM, thế nên thông tin nghệ sĩ Đông Hồ quyết định tham gia cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang khi ở tuổi 52 khiến nhiều khán giả lẫn người trong nghề bất ngờ.
Tuy nhiên, theo nghệ sĩ Đông Hồ, đây không phải là một “cuộc chơi” ngẫu hứng, mà cải lương chính là niềm đam mê của ông từ khi còn trẻ, mới chớm bước vào nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, vì truyền thống gia đình, ông đã đi theo nghề hát bội. Giờ đây, ông muốn được một lần theo đuổi ước mơ son trẻ của mình.
Kể chuyện nghề, nghề sĩ Đông Hồ có cả niềm tự hào lẫn những nỗi buồn khó nói. Đó là việc nghệ thuật hát bộikhá kén khán giả, là lớp diễn viên kế cận ngày một ít đi, đó là đồng lương ít ỏi cua người nghệ sĩ hát tuồng. Cạnh đó, niềm tự hào là hát bội vẫn đag được nhà nước chú trọng bảo tồn và phát huy. khấu nói chung và nghệ thuật hát bội nói riêng.
Những nỗi niễm của nghệ sĩ Đông Hồ cũng là nỗi niềm chung của những nghệ sĩ hát bội hiện nay. Những năm gần đây, nghệ thuật hát bội đang gặp khó khăn trong khâu đào tạo và tìm kiếm các diễn viên, nghệ sĩ trẻ để kế thừa và phát triển. Nguyên nhân là hát bội “kén” người nghe, rất ít suất diễn và nghệ sĩ khó lòng tỏa sáng, đến được với công chúng. Cạnh đó, thu nhập không cao cũng là một vấn đề quan trọng.
Theo thống kê của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP Hồ Chí Minh, nhân lực cho ngành hát bội đang giảm đi sau từng năm. Thống kê đến năm 2021, nhà hát có 18 nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn, 7 nhạc công. Đa phần đầu là nghệ sĩ trẻ, sắp đến tuổi hưu hoặc trên 40. Chính vì thế, tìm kiếm thế hệ kế cận trong nghệ thuật hát bội là nỗi lo đau đáu.
Làm thế nào để hát bội tiếp cận được với đời sống nhân dân, làm thế nào để có thể đào tạo thêm nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ tâm huyết, tài năng... Đó là những câu hỏi khó mà nhiều năm qua vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời.