Chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: Phải căn cứ vào diễn biến của dịch

l Cấp cứu cho bệnh nhân mắc COVID-19 bị chảy máu dữ dội tại Bệnh viện Việt Đức.
l Cấp cứu cho bệnh nhân mắc COVID-19 bị chảy máu dữ dội tại Bệnh viện Việt Đức.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu “hạ nhiệt” trên phạm vi cả nước, nhiều ý kiến cho rằng cần chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đó cũng là quan điểm của Bộ Y tế khi xây dựng Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023.

Chuyển biện pháp phòng, chống COVID-19 càng sớm càng tốt

Lý do của việc tán thành sự chuyển dịch này dựa trên quan điểm là dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã đạt đỉnh và có chiều hướng đi xuống; tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng, tử vong rất thấp; nhận thức của người dân trong việc tự theo dõi, dự phòng và điều trị bệnh đã được nâng cao. Hơn nữa, đây cũng là xu hướng chung trên thế giới.

Theo TS. Nguyễn Việt Hùng – Phó Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam, hiện nay hầu như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã được Chính phủ, ngành Y tế triển khai, áp dụng. Thêm vào đó, Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao trên thế giới. Trong khi đó, chủng Omicron đang lưu hành chiếm ưu thế là chủng gây bệnh nhẹ, tỷ lệ nhập viện và tử vong rất thấp. Việc triển khai theo dõi và điều trị COVID-19 tại nhà được triển khai rất tốt. Khi đa số người dân đã có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà được nên kể cả dịch bệnh có lan rộng cũng không gây áp lực lớn cho cơ sở y tế, cũng như hệ thống khám chữa bệnh… Chính vì lẽ đó, TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng cần sớm chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

“Nếu vẫn giữ COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A như hiện nay sẽ gây ra rất nhiều phiền toái liên quan đến khai báo, thống kê, chế độ chính sách cho những người nhiễm; Ảnh hưởng, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, thậm chí liên quan đến cả vấn đề tử vong, khâm liệm…”, TS Nguyễn Việt Hùng nhận định.

Cũng theo TS. Nguyễn Việt Hùng, những quy định phòng bệnh khi giữ COVID-19 là bệnh thuộc nhóm A rất khắt khe, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, xã hội, nền kinh tế. Do đó, Bộ Y tế cần sớm sửa đổi, điều chỉnh các quy định theo hướng bình thường hóa và phù hợp hơn với các biện pháp phòng, chống như bệnh nhóm B và sự thay đổi này càng được thực hiện sớm càng tốt.

TS. Nguyễn Việt Hùng lưu ý, việc chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B không có nghĩa là bỏ qua toàn bộ biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thực tế, việc chuyển đổi chủ yếu chuyển từ phòng ngừa, điều trị tập trung sang biện pháp hành chính mang tính cá nhân. Mọi người vẫn phải tuân thủ áp dụng 5K và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

Xem xét nhiều yếu tố

Chia sẻ về vấn đề trên, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, để đưa COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B phải căn cứ vào diễn biến của dịch. Và việc đầu tiên chúng ta cần xem xét là dịch bệnh có còn bùng phát mạnh hay không, có xuất hiện các biến chủng mới nữa không và nó phải thể hiện tính ổn định qua các năm và phải dự báo được. Ngoài ra, phải xem xét tình hình chuyển nặng và tử vong do nhiễm COVID-19 có lớn không, có gây quá tải hệ thống y tế không. Phải căn cứ vào khả năng đáp ứng về y tế, hiệu quả của vaccine, thuốc điều trị. Đặc biệt là dịch có ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, an sinh của người dân hay không.

Theo ông Trần Đắc Phu, nếu dịch còn lây lan nhanh, vẫn còn bệnh nhân nặng, hệ thống y tế còn quá tải và khả năng kiểm soát dịch còn khó khăn thì chưa thể công nhận thành bệnh truyền nhiễm nhóm B được. Cũng theo vị chuyên gia này, khi một bệnh truyền nhiễm nhóm A chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B sẽ kéo theo sự thay đổi về biện pháp ứng phó (xét nghiệm, giám sát, quản lý ca bệnh...). Cụ thể, với COVID-19, khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B sẽ không xét nghiệm toàn bộ như hiện nay mà chỉ ước lượng số mắc một năm để đánh giá.

Không chỉ vậy, khi COVID-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, sẽ phải thay đổi rất nhiều chính sách về y tế, an sinh xã hội. Theo đó, người bệnh sẽ không được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí điều trị nữa, mà người dân phải trả tiền hoặc hưởng bảo hiểm y tế như khám chữa bệnh thông thường. Nếu COVID-19 là nhóm B, người dân có thể không phải khai báo y tế nữa… Vì vậy, theo PGS. TS Trần Đắc Phu, khi chuyển COVID-19 sang nhóm B cần phải căn cứ vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương; Các chính sách phải xây dựng cho phù hợp vì COVID-19 có nhiều tính chất đặc thù và phức tạp.

“Trước khi quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B cần nghiên cứu rất kỹ lượng. Cụ thể, phải thành lập các nhóm nghiên cứu, với sự tham gia của các bộ, ngành và chính quyền các cấp và phải có lộ trình. Nghiên cứu và các chính sách phải sâu sát tới từng địa phương vì mỗi tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, đáp ứng khác nhau đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19” – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ quy định Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ: Căn cứ tình hình dịch bệnh chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả khi dịch bệnh bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và có biến chủng mới nguy hiểm hơn. “Chuyển COVID-19 sang nhóm B không có nghĩa là coi nhẹ các biện pháp phòng, chống dịch hiện nay, mà chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân vào công tác phòng, chống và điều trị bệnh!” - TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam nói.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.