Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam phát biểu tại buổi tập huấn ngày 18/5/2023. (Nguồn Cục Trẻ em)
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam phát biểu tại buổi tập huấn ngày 18/5/2023. (Nguồn Cục Trẻ em)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo số liệu thống kê từ số cuộc gọi đến Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 gia tăng so với năm 2021, đặc biệt là bạo lực trong trường học và trong gia đình.

Xu hướng xâm hại trẻ em gia tăng

Tại Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức ChildFund Việt Nam tổ chức ngày 18/5, số liệu hoạt động của Tổng đài quốc gia 111 công bố cho thấy sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Trong 9.601 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm 43,68%; 2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25,75%; 748 ca về trẻ em bị bóc lột, chiếm 7,79%; 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, xao nhãng; 232 ca trẻ em bị mua bán; 239 ca vi phạm quyền trẻ em, 169 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, 154 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và 1.084 ca về các vấn đề khác (tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật...).

Trong số 469.408 cuộc gọi tư vấn của Tổng đài có 252.345 ca tư vấn chuyên sâu, chiếm 53,8%, trong đó có 28.172 ca tư vấn về xâm hại, bạo lực (chiếm 11,2%); 96.732 ca tư vấn liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo và ngoài cộng đồng (chiếm 38,3%); 43.108 ca tư vấn liên quan đến sức khỏe thể chất của trẻ em (chiếm 17,1%); 25.473 ca tư vấn về pháp luật (chiếm 10,1%); 19.406 ca tư vấn liên quan đến tâm lý của trẻ em (chiếm 7,7%), 17.856 ca tư vấn về sức khỏe sinh sản (chiếm 7,1%) và 21.598 ca về các vấn đề khác (chiếm 8,5%).

Theo Tổng đài quốc gia 111, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến phát luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Tính từ năm 2020 đến nay tỉ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,3% trong tổng số ca tư vấn chuyên sâu ở Tổng đài; cuộc gọi tư vấn về pháp luật chiếm 27,9%; các cuộc gọi tư vấn về ứng xử giảm chỉ còn 13,7%; các cuộc gọi về sức khỏe thể chất chiếm 3%; các cuộc gọi tư vấn về tâm lý chiếm 2,8%; cuộc gọi tư vấn về sức khỏe sinh sản chiếm 1,3%.

Trong các đối tượng gọi đến Tổng đài 111 thì trẻ em là nhóm gọi đến Tổng đài nhiều nhất, có 225.956 cuộc gọi (chiếm 48,1%); cha mẹ, người chăm sóc trẻ có 80.568 cuộc gọi (chiếm 17,2%); người dân quan tâm đến các vấn đề của trẻ em có 123.015 cuộc gọi (chiếm 26,2%); cán bộ xã hội có 32.203 cuộc gọi (chiếm 6,9%); nhóm đối tượng khác có 7.666 cuộc gọi (chiếm 1,6%)…

Từ những con số trên có thể thấy Tổng đài quốc gia 111 đã thực sự là chỗ dựa của trẻ em, là cánh tay bảo vệ trẻ em ngày càng hữu hiệu, nhưng đi cùng với đó cũng là một thực tế đáng buồn khi tình trạng bạo lực với trẻ em vẫn không hề giảm bớt. Trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê thông qua các vụ việc cơ quan công an thụ lý, xác minh và giải quyết cũng cho thấy, xu hướng xâm hại trẻ em năm 2023 gia tăng so với năm 2022.

Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em

Một thực tế đang diễn ra là hàng năm số trẻ em chết vì đuối nước ở Việt Nam rất cao, đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Để phòng, chống đuối nước, hiện có 3 giải pháp can thiệp hiệu quả đó là dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn phòng, chống đuối nước (có rào chắn, biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước trẻ em, phải có người cứu hộ, cứu nạn ở các bãi tắm biển; công trình xây dựng phải có rào chắn, nắp chắn, biển cảnh báo); công tác truyền thông, giáo dục bố mẹ những kỹ năng phòng, chống đuối nước phải được triển khai sâu rộng. Các tài liệu hướng dẫn dạy bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em đã được xây dựng hoàn thiện.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Cục Trẻ em, hiệu quả của công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước trẻ em đã có chuyển biến, giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn nguy cơ đuối nước để có biện pháp phòng tránh cho con. Tỷ lệ tử vong do đuối nước có xu hướng giảm, từ 3.300 trẻ (năm 2010) xuống còn 1.990 trẻ (năm 2021). Trung bình giảm từ 3 - 5%/năm, tương đương khoảng 100 trẻ/năm. Thực tế cho thấy những địa phương nào chủ động phân bổ ngân sách và nhân lực cho công tác này, thì số lượng trẻ em tử vong vì đuối nước giảm hẳn.

Năm nay là năm thứ 29 Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em (tháng 6 hàng năm) nhằm tăng cường sự quan tâm của tổ chức, cá nhân, xã hội, gia đình chung tay cùng Nhà nước giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ em. Theo ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em không nên hiểu là tháng của Bộ LĐ-TB&XH mà của toàn xã hội để vận động xã hội cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em. Năm 2023, chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em là “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” cũng thể hiện tư duy này.

Theo ông Nam, Tháng hành động vì trẻ em rơi vào đúng dịp đặc biệt đối với trẻ em đó là dịp tất cả các em được nghỉ hè. Vì thế, các cấp, các ngành, đoàn thể và gia đình có trách nhiệm bảo vệ và tạo điều kiện để các em có mùa hè an toàn, lành mạnh. Theo Luật Trẻ em, phải có đội ngũ cộng tác viên ở cấp thôn/bản để sát sao và bảo vệ trẻ em tốt hơn. Theo quy định hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm phân bổ nguồn lực bao gồm ngân sách trung hạn và ngắn hạn; bố trí nhân lực để làm tốt hơn công tác trẻ em.

“Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ em thì trách nhiệm đầu tiên là của cha mẹ. Cha mẹ cần thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em cũng như học làm cha mẹ trên web chính thống, địa chỉ chính thống để lấy kiến thức bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chúng ta thấy rằng trách nhiệm của gia đình, cha mẹ đối với việc phòng ngừa tổn hại cho trẻ, trong đó có phòng ngừa xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước... Nhà nước có chính sách, truyền thông giáo dục, hỗ trợ gia đình nhưng nếu cha mẹ không quan tâm thì trẻ em không được bảo vệ, không được sống an toàn”, ông Nam nhấn mạnh.

Đọc thêm

Kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Bình đẳng giới

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thiếu tướng Ngô Hoài Thu, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác gia đình và trẻ em Công an Nhân dân đã kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.

Cần khắc phục những bất cập về hạ tầng giao thông

Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của Nhân dân. (Ảnh minh họa: Ngọc Thành).
(PLVN) - Thời gian qua, việc xử lý những bất cập về hạ tầng giao thông, các kiến nghị “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông chưa đạt hiệu quả. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch.

Vụ sạt lở khiến 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Sức khỏe những người bị thương đã dần ổn định

Hiện trường sau vụ sạt lở đất. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Chiều 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân đang nghỉ khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện trường tai nạn là khu vực móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).