Giảm nghèo bền vững tại vùng núi Thừa Thiên Huế

Nhiều công trình dân sinh đã và đang được đầu tư xây dựng ở các huyện miền núi Thừa Thiên Huế.
Nhiều công trình dân sinh đã và đang được đầu tư xây dựng ở các huyện miền núi Thừa Thiên Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có nhiều đổi thay rõ rệt, trên từng con đường, nhà cửa và các công trình phục vụ dân sinh.

Là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với mặt bằng chung của huyện A Lưới, Hồng Thượng có phần lớn người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ông Lê Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng cho biết, địa phương đã huy động, sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ cho giảm nghèo, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, lồng ghép hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,04% đến nay giảm còn 13,83%, đã giảm được 168 hộ nghèo (bình quân giảm 7,07% hộ nghèo/năm), thu nhập bình quân đầu người đạt 30,41 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, xã còn triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn và chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân.

Theo UBND huyện A Lưới, đến nay công tác giảm nghèo ở địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, bảo đảm điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024. Tỷ lệ hộ nghèo huyện A Lưới giảm từ 49,98% năm 2021 xuống còn 24,3% cuối năm 2023, bình quân hàng năm giảm 8,56%, vượt chỉ tiêu theo Quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ đề ra (hàng năm giảm từ 4 - 5%).

Không chỉ thoát nghèo, huyện A Lưới phấn đấu không để tái nghèo và từng bước nâng cao đời sống Nhân dân. Đến nay, nhiều mô hình sinh kế của các hộ gia đình đã có những chuyển biến đáng kể. Đơn cử như trường hợp vợ chồng chị Hồ Thị Ngam (37 tuổi, thôn A Tia, xã Hồng Kim) là hộ nghèo từ năm 2005 đến năm 2021, cả 2 vợ chồng không có công việc ổn định. Năm 2018, được vay vốn 50 triệu đồng để phát triển kinh tế, vợ chồng chị Ngam đã thoát khỏi hộ nghèo, vươn lên là một trong những tấm gương sáng về làm kinh tế trong xã. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm, chị thu lời từ vườn chuối khoảng 60 triệu đồng; còn bò và dê, mỗi năm lãi khoảng 10 triệu đồng.

Tương tự, tại huyện Nam Đông, nhờ triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bằng sự lồng ghép đầu tư, hỗ trợ của các chương trình dự án, bộ mặt nông thôn khởi sắc, gần 100% đường sá ở huyện được bê tông hóa, khoảng cách giàu nghèo giữa các xã đã được rút ngắn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, đến cuối năm 2023, tổng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 của huyện giảm từ 5,3% xuống còn 2,62% (chỉ tiêu giao còn 3,2%) và không có phát sinh tái nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, nhờ sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương và toàn xã hội trong thực hiện công tác giảm nghèo đã góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân. Để công tác giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ vốn sản xuất, nhà ở cho hộ nghèo. Đồng thời, khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình MTQG, nhất là các dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Tại Hội nghị sơ kết sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, cách làm giảm nghèo của Thừa Thiên Huế là cách làm ấn tượng. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục chú trọng các giải pháp để làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giải quyết đất, vốn sản xuất và có chính sách đặc thù đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người không có khả năng lao động cũng như các đối tượng yếu thế khác.

Tin cùng chuyên mục

Tưng bừng ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ 2

Tưng bừng ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ 2

(PLVN) - Vừa qua, UBND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã tổ chức Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II - năm 2024. Theo đó, với việc trưng bày và quảng bá nhiều sản phẩm nông nghiệp và trái cây chủ lực của địa phương, sự kiện đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Đọc thêm

5.500 phụ nữ Đồng Tháp diễu hành áo dài Sen mừng sinh nhật Bác

5.500 phụ nữ Đồng Tháp diễu hành áo dài Sen mừng sinh nhật Bác
(PLVN) - Ngày 19/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức diễu hành “Áo dài - Rạng ngời sắc sen” với sự tham gia của 5.500 phụ nữ Đồng Tháp. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 - 2024, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tạm giữ đối tượng tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã

Đối tượng Lương Văn Hinh bị tạm giữ hình sự về hành vi tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm. (Ảnh: Công an tỉnh Gia Lai)
(PLVN) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia Lai mới ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Lương Văn Hinh (SN 1982, trú tại xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) về hành vi “Tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm” .

Công bố Quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới 2023 và Lễ hội Trà Đại Từ 2024

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới 2023 (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) -  Lễ công bố huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023 và Lễ hội Trà Đại Từ (Thái Nguyên) năm Giáp Thìn 2024 diễn ra trong hai ngày 17 và 18/5. Người dân và du khách được tham gia các hoạt động đặc sắc từ trình diễn nghệ thuật pha trà đến các cuộc thi hái chè và chế biến chè, chương trình giao lưu văn hóa đặc trưng và thưởng thức không gian ẩm thực phong phú.

6 dự án giao thông quan trọng Hải Dương đang thi công có tổng vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông Tây của tỉnh Hải Dương có tổng mức đầu tư 1.778,9 tỷ đồng.
(PLVN) - Hiện nay, tỉnh Hải Dương đang đồng loạt triển khai nhiều công trình giao thông quan trọng. Trong đó, có 6 dự án lớn với số vốn đầu tư lên tới hơn 4.500 tỷ đồng. Những công trình này được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, đánh thức tiềm năng, thế mạnh, đồng thời tạo thuận lợi trong liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiến kế nâng tầm Sen Đồng Tháp trong hội nhập quốc tế

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Tại Hội thảo khoa học: “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập” do UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 17/5, nhiều chuyên gia đã đề xuất, góp ý giải pháp để nâng tầm giá trị Sen Đồng Tháp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bình Dương tổ chức Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc 2024

Bình Dương tổ chức Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc 2024
(PLVN) - Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc 2024 góp phần đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tăng cường trao đổi tình hình, giải pháp và đề xuất thúc đẩy thương mại - đầu tư, văn hóa - du lịch của cả hai nước.

Tín dụng chính sách 'đánh thức' cao nguyên Mộc Châu

Ông Nguyễn Thế Cần - Giám đốc NHCSXH huyện Mộc Châu và các cán bộ tín dụng thăm đồi chè trên cao nguyên Mộc Châu.
(PLVN) - Công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm, có điểm khởi đầu và không có kết thúc, đã được cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân huyện Mộc Châu chung sức, đồng lòng thực hiện một cách cụ thể, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực nâng cao đời sống nhân dân.