Chùa Úc Sơn có tượng đất niên đại hơn 3 thế kỷ đang “kêu cứu”

Chùa Úc Sơn có tượng đất niên đại hơn 3 thế kỷ đang “kêu cứu”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chùa Úc Sơn là ngôi chùa niên đại hơn 300 năm với kiến trúc cổ thời Lê. Úc Sơn là nơi còn lưu giữ được nhiều cột đá cổ kính nhất tại Thái Nguyên. Điều độc đáo hơn cả trong chùa còn lưu giữ 9 bát hương cổ thời Lê và hệ thống tượng Phật làm bằng đất sét, lõi tre luyện kỹ sơn son thếp vàng. Đáng buồn thay, trải qua thăng trầm của lịch sử, sự bào mòn của thời gian, ngôi chùa và bức tượng đất hơn 3 thế kỷ đang xuống cấp trầm trọng và có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào.

Ngôi chùa với kiến trúc độc đáo

Úc Sơn (thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) là một làng có lịch sử lâu đời bên cạnh sông Đào, sau làng có dãy núi hình con rùa. Điều này thể hiện qua câu thơ được lưu truyền trong dân gian “Tiền giang, đại lộ, hậu sơn quy”. Làng Úc Sơn từ xưa đã nổi tiếng là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, tiêu biểu như Đội Giá – người con của làng là một trong những người chỉ huy khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917.

Cụm di tích đình, chùa Úc Sơn nằm giữa làng Úc Sơn là một trong số ít các ngôi chùa cổ còn giữ được quy mô kiến trúc độc đáo đồ sộ nhất huyện Phú Bình. Chùa được xây dựng từ năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707), chùa có kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, chùa quay hướng Nam đón gió nồm mát, tránh gió Tây nóng, hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành.

Chùa Úc Sơn gồm có 3 nếp nhà Tiền đường - Thượng điện - Hậu đường gắn bó nhau thành một tổng thể có mặt chữ Công, lại có hành lang dài ở hai bên ăn thông với Tiền đường ở phía trước và Hậu đường phía sau, bao lại thành một kiến trúc đóng hình chữ Quốc tạo một kiến trúc bề thế với các mái vừa như xòe ra bám đất vừa như muốn vươn lên với những đầu đao như những đóa hoa. Mái chùa lợp ngói vảy rồng rêu phong cổ kính. Toàn bộ kiến trúc chùa được làm kiểu đao cong mái lượn, mái thấp chùm nền. Nóc chùa được bưng ván kín và có chạm hình Hổ phù cách điệu ngậm chữ Thọ.

Tháng 8/2020, nhà chùa đã làm đơn gửi chính quyền địa phương xin phép được tu bổ nhưng đến nay chưa có hồi âm. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi cũng như các phật tử là được các cấp chính quyền, ngành chức năng xem xét, đồng ý để sớm đầu tư, tôn tạo để cụm đình, chùa phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau này.

Mở đầu hệ thống các công trình kiến trúc là tòa tam thanh kiêm gác chuông, có hai tầng, mỗi tầng gác chuông được ngăn cách với nhau bằng lớp gỗ tạo ra những không gian riêng thoáng đãng.

Sau tam quan qua một khoảng sân rộng là đến khuôn viên chính của chùa. Khu chùa ở chính giữa, bên phải có một miếu nhỏ thờ sơn thần, bên trái có điện thờ Mẫu. Đặc biệt, giữa sân chùa có cây hương đá “Tân tạo thiên đài, cung phụng nhất trụ” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707). Một điều độc đáo khác, chùa có một bậc đá bằng tảng đá to tự nhiên đã mòn vẹt của hàng vạn bước chân phật tử suốt hơn 300 qua.

Hiện nay, trong chùa Úc Sơn còn lưu giữ được 16 cột đá, trong đó có 2 cột ở gian Tiền đường nối với Thượng điện được khắc chìm chữ Hán ghi tên những người công đức tu tạo chùa và ghi niên hiệu “Hoàng triều Bảo Thái cửu niên thập nhị nguyệt cốc nhật” (1728). Các cột bằng đá xanh được người dân đục đẽo, gọt công phu, mỗi cột cao 1,6m, chu vi 90cm. Các vì kèo làm bằng gỗ lim theo lối “kẻ chuyền giá chiêng”. Có lẽ chùa Úc Sơn là nơi còn lưu giữ được nhiều cột đá cổ kính nhất trong kiến trúc các chùa ở Thái Nguyên.

Chùa còn giữ bia đá Hậu Phật Bi Ký khắc chữ Hán hai mặt. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ 9 bát hương cổ thời Lê, những di vật quý không phải chùa nổi tiếng nào cũng có và hệ thống tượng Phật khá phong phú với 23 bức tượng làm bằng đất sét luyện kỹ sơn son thếp vàng và nhiều đồ thờ khác độc đáo.

Cụm di tích đình, chùa Úc Sơn hiện vẫn giữ được khá nguyên vẹn những kiến trúc cổ thời Lê, với những điêu khắc đá, gỗ chứa đựng những nét nghệ thuật độc đáo quý hiếm có giá trị lịch sử mang phong cách nghệ thuật qua các triều Lê - Nguyễn.

Trong hệ thống bài trí tượng kết hợp hài hòa với ánh sáng tự nhiên và một số am thờ được kiến tạo như hang đá tự nhiên tạo ra một bản sắc riêng rất sống động đầy vẻ u tịch và linh thiêng.

Cụ Dương Viết Nga, cao niên làng Úc Sơn bồi hồi: “Tại nơi Phật chùa Úc Sơn giống một nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng pháp cổ làm bằng đất, lõi tre từ hơn 3 thế kỷ của địa phương. Chùa là một công trình kiến trúc Phật giáo cổ, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống không chỉ của làng quê Úc Sơn, khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện lỵ của Phú Bình gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử của Đảng bộ và nhân dân địa phương”.

Đừng để di sản cha ông bị biến mất

Tuy nhiên, trải qua thăng trầm của lịch sử cũng như sự bào mòn của thời gian cụm di tích đình, chùa Úc Sơn hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ngôi chùa.

Thầy Thích Thánh Nghĩa - Trụ trì chùa Úc Sơn buồn bã cho hay: Mặc dù cụm di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, song việc đầu tư tôn tạo nhiều năm nay không có.

Hiện nay, nhà mẫu đã bị sập hoàn toàn. Hiện, nhà chùa đang thờ Mẫu tạm tại nơi nơi nghỉ chân của phật tử đổ nát hoang tàn. Hệ thống thờ Mẫu, sơn trang… đã bị hỏng, chỉ thờ mỗi tượng Mẫu đơn lạnh.

Cổng tam quan đang xuống cấp trầm trọng, trực đổ bất cứ lúc nào. Lo lắng, sư trụ trì và các sãi phải dùng các cây để buộc chống đổ. Mái ngói bị xô, chỗ bị dột. Thầy Thích Thánh Nghĩa rất lo lắng mỗi khi trời mưa, giông bão. Mỗi lần như vậy, sư trụ trì lại che chắn các tượng Phật làm bằng gỗ tre niên đại hơn 300 tuổi bằng cách thủ công là… che bằng áo mưa. Đặc biệt tại vị trí ban Hộ Pháp, ban Kim Cương mưa dột rất nặng.

Thầy Thích Thánh Nghĩa ngậm ngùi, lo lắng: “Đặc biệt là nhà chính điện, có rất nhiều tổ mối xông đùn những đống đất to lên; phần mái nhiều chỗ bị dột, vì kèo bị mối mọt nhiều… nguy cơ đổ bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi thời tiết mưa to, gió bão”.

Điều đau lòng nữa đó là, tại ban Quan Âm tống tử các tượng nhỏ làm bằng đất bị rụng rời chân tay, thân mất đầu lộ rõ cọc tre bên trong. Thầy Thích Thánh Nghĩa nâng niu các phần tượng bị rụng xếp gọn vào một góc chờ các chuyên gia tu bổ.

Do ban thờ được làm từ đất hơn 3 thế kỷ nên cứ đến mùa mưa mối lại đùn lên thành các mô đất dần phá hủy các các pho tượng lớn. Ban Đức Chuẩn Đề các tay ấn bị gãy phải dùng tạm các dây sắt nhỏ cố định lại. Ban Đức Ông được ngồi trên ngai rồng nhưng các ngai đều đã bị nứt gãy do ẩm thấp, mối mọt.

Tháng 8/2020, nhà chùa đã làm đơn gửi chính quyền địa phương xin phép được tu bổ nhưng đến nay chưa có hồi âm. Chùa Úc Sơn là di sản văn hóa quý giá của nhân dân trong vùng trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, sự lao động sáng tạo cho các thế hệ không chỉ ở làng Úc Sơn. Để bảo vệ di tích có hiệu quả, khẩn thiết các phật tử, những người yêu di sản Việt, mạnh thường quân chung tay đóng góp công sức và tịnh tài từng bước tu tạo cho di tích ngày một bền vững, khang trang.

Di tích là một kho tàng giáo cụ trực quan sinh động cho việc giáo dục các thế hệ mai sau không chỉ về kiến trúc nghệ thuật, tượng Phật, lễ hội mà còn về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước, truyền thống lao động sáng tạo của dân tộc gắn với lễ hội, du lịch, di sản.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.