Chưa thể cấm mạo danh trên facebook

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son, việc đưa ra chế tài cấm mạo danh trên facebook là một thách thức, gần như là chưa thể. 
Khi thông tin đưa lên mạng thì phải đảm bảo an toàn
Dự thảo Luật An toàn thông tin (ATTT) vừa được Quốc hội cho ý kiến được đánh giá là “vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý ATTT trong điều kiện bùng nổ thông tin mạng hiện nay”. Bộ trưởng nghĩ sao về vấn đề này?
- Thực tiễn luôn luôn đi trước, chúng ta tiếp cận sau nên luôn có độ trễ nhất định. Công nghệ thông tin là động lực góp phần cho thế giới phẳng, nhanh; cũng chính vì quá nhanh nên một đạo luật chúng ta trình kỳ này thì phải tới kỳ sau mới có thể được thông qua và có hiệu lực lại phải chờ thêm 6 tháng nữa nên luật sẽ chậm so với thực tiễn. Đây cũng là tình hình chung của tất cả các dự án luật, nhất là luật liên quan tới thông tin.
Riêng về Dự thảo Luật ATTT đưa ra mục đích là để giải quyết được cả mặt an toàn, an ninh thông tin rất khó vì phạm vi phát sinh thông tin quá rộng, nên thu hẹp lại trong phạm ATTT trên mạng viễn thông, mạng máy tính… để khi thông tin đưa lên mạng thì phải đảm bảo an toàn. 
Mong muốn của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi Luật ra đời phải giải quyết được tất cả các vấn đề trên mạng đang phức tạp: tin nhắn rác, thông tin mất an toàn, an ninh thông tin.., giải quyết các mâu thuẫn, bức xúc mà cuộc sống đặt ra là hoàn toàn chính đáng. 
Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng, Luật ATTT ra đời sẽ giải quyết được một số vấn đề trong đảm bảo ATTT, chứ khó có thể giải quyết hết được tất cả những gì đang mong muốn. Nhưng dù sao chúng ta vẫn phải làm và đây là thách thức lớn với cơ quan soạn thảo để làm sao khi Luật ban hành đảm bảo được tính khả thi là đảm bảo ATTT trên môi trường mạng.
Qua thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật này thì các ĐBQH cũng rất quan tâm tới hệ luỵ tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh, thiếu niên. Vậy Dự thảo Luật này đặt ra vấn đề quản lý ra sao khi vừa đảm bảo thông tin, vừa đảm bảo dân chủ?
- Để đảm bảo ATTT thì mỗi nước có nhiều đạo luật điều chỉnh khác nhau như Australia, New Zeland có một đạo luật riêng để điều chỉnh an toàn cáp quang trên biển; Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… ban hành luật riêng về đảm bảo ATTT cá nhân, còn luật của mình đã gộp tất cả ATTT mạng vào một luật. 
Những trường hợp như vụ việc nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai tự tử do không chịu nổi áp lực dư luận khi bị chính bạn trai tung clip sex lên mạng cũng đặt ra vấn đề ATTT trên mạng mà cơ quan quản lý nhà nước phải xử lý, trong đó trách nhiệm của Bộ TT&TT. 
Qua vụ việc này, về mặt giáo dục đạo đức xã hội thì gia đình phải quản lý con cái, quản lý thành viên trong gia đình. Bản thân mỗi cá nhân cũng phải ý thức được rằng những thông tin mình đưa ra phải góp phần cho xã hội tốt hơn, chứ không được đưa ra những thông tin làm tổn hại người khác. 
Khi phát hiện những thông tin xấu gây ảnh hưởng lớn tới xã hội thì nhanh chóng thông báo tới cơ quan chức năng để giúp cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời hơn, nhanh nhạy hơn. Vì lượng truy cập, sự lan truyền những thông tin xấu ngày càng tăng thì sẽ là áp lực, sức ép và bế tắc với một cá nhân hay thậm chí một cộng đồng, xã hội.
Còn về mặt quản lý, chúng tôi cũng phải khuyến cáo tất cả các nhà mạng khi phát hiện ra những nội dung tương tự thì phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn bằng kỹ thuật để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son 
Thách thức không của riêng Việt Nam
Qua phân tích của ĐBQH những thông tin của mạng xã hội có máy chủ ở trong nước thì có thể kiểm soát, nhưng nếu những trang thông tin mà máy chủ đặt ở nước ngoài thì sự kiểm soát khó khăn. Dự thảo Luật này hướng tới việc xử lý tình huống này ra sao?
- Những thông tin xuyên biên giới không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà cả thế giới. Ngay cả Mỹ cũng phải thường xuyên phát đi những thông tin cảnh báo tấn công vào mạng lưới thông tin của mình khi cả trang web của các nhà lãnh đạo của Mỹ cũng bị tấn công. Nên các cơ quan an ninh tìm mọi cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn, cảnh báo, kiểm soát một số trang thông tin có máy chủ từ nước ngoài. 
Hiện chúng ta có 8 nhà mạng được phép cung cấp dịch vụ này, các công ty này cũng phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, bằng cả biện pháp kỹ thuật dù biện pháp kỹ thuật thì cũng không thể nào tuyệt đối, vì hiện nay đã xuất hiện nhiều hacker với thủ đoạn tinh vi có thể vượt rào tường lửa.
Ngoài ra, cũng tăng cường biện pháp tuyên truyền để hạn chế việc tiếp cận thông tin từ những trang tin không chính thống. Đơn cử như trang tin “Quan làm báo” sau một thời gian chúng ta tích cực tuyên truyền thì nay người dân đã không còn vào truy cập xem thông tin trên trang này nữa. 
Đây là biện pháp quan trọng để mọi người có ý thức bảo vệ chính mình, cộng đồng, xã hội và đồng thời nhận biết đâu là thông tin sai trái trên mạng. Từ đó, khuyến khích mọi người cung cấp thông tin tốt, thông tin chính thống lên mạng, để những thông tin đưa lên mạng có nhiều thông tin tốt về đời sống, con người, thành tựu kinh tế...
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 72, khi đăng ký cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng thì buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất một máy chủ phải ở Việt Nam để có thể quản lý được và dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh. Nếu cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà máy chủ không đặt ở Việt Nam thì hiện giờ rất khó kiểm soát hết.
Phải trong khuôn khổ pháp luật
Như vậy, để chống lại những thông tin, luận điệu xấu thì vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là rất lớn?
- Đúng vậy. Với việc thực hiện quy chế người phát ngôn, các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin qua các cuộc họp báo, công khai thông tin trên trang điện tử. Còn nếu có việc đột xuất, nhất là những thông tin có mức độ ảnh hưởng lớn tới xã hội thì phải cung cấp ngay. Việc này đã được các cơ quan Bộ, ngành, địa phương thực hiện thường xuyên, hạn chế được thông tin nhiễu tạp. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ quan Bộ, ngành chưa triển khai tốt và đã được Thủ tướng chỉ đạo, nhắc nhở. 
Hiện nay có tình trạng mạo danh trên facebook, ngay cả đối với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật ATTT, ĐB Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) đề nghị cấm mạo danh trên facebook. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? 
- Đó là cái khó và thách thức trong quản lý trang thông tin cá nhân, facebook có máy chủ đặt ở nước ngoài. Facebook là mạng xã hội lớn, mọi người đều có quyền sử dụng, khó có ai quản lý được nên đưa ra chế tài cấm mạo danh trên facebook là một thách thức, gần như là chưa thể. Theo Hiến pháp, mọi công dân có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tiếp cận và cung cấp thông tin nhưng nếu tự do này dẫn tới phương hại tới lợi ích người khác, tự do của mình ảnh hưởng tới tự do người khác thì phải bị xử lý.
Các cơ quan chức năng cũng đang tìm cách tiến tới để giải quyết tình trạng này để mọi hành vi được tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật. Đơn cử, người dân có quyền tự do sử dụng facebook, nhưng nếu dùng facebook đăng thông tin bôi xấu người khác là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác thì bị lên án, đấu tranh; chưa kể nếu nói xấu Đảng, Nhà nước, cần phải nghiêm trị.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.