Chú trọng đổi mới sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Quang cảnh cuộc họp giao ban.
Quang cảnh cuộc họp giao ban.
(PLVN) -Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại cuộc Họp giao ban thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chiều 9/9, các thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, Trần Tiến Dũng cùng dự cuộc họp.

Tại Hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Bộ Lê Tuấn Phong trình bày báo cáo kết quả công tác chủ yếu tháng 8 và nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 9/2024. Theo đó, trong thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ đã bám sát kế hoạch công tác, nỗ lực tham mưu triển khai, hoàn thành khối lượng lớn công việc theo Kế hoạch và các nhiệm vụ phát sinh, nổi bật là: Các đơn vị đã chuẩn bị tốt nội dung phục vụ Lãnh đạo Bộ tham dự Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 8/2024; Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là nội dung phục vụ Bộ trưởng tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn; tập trung xây dựng, hoàn thiện nhiều đạo luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; hoàn thành các Báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như: Báo cáo về công tác thi hành án; Báo cáo triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội…

Phó Chánh Văn phòng Bộ Lê Tuấn Phong trình bày báo cáo kết quả công tác.

Phó Chánh Văn phòng Bộ Lê Tuấn Phong trình bày báo cáo kết quả công tác.

Thời gian tới, các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tập trung, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng tài liệu phục vụ Lãnh đạo Bộ tham dự các Phiên họp của Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội…Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tập trung tổ chức truyền thông chính sách, nhất là chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động thẩm định.

Đồng thời, tiếp tục và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, như: Hoàn thành nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Nghị định để phục vụ triển khai Đề án 06 và các phương án đơn giản hóa theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai các dịch vụ công thiết yếu, như: triển khai đồng bộ có hiệu quả việc cấp bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử phục vụ liên thông 02 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trên phạm vi cả nước; Hoàn thành nhiệm vụ triển khai chính thức trên toàn quốc đối với nhóm TTHC “Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân”…; triển khai “Dịch vụ công thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng DVC Quốc gia” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chính thức mở rộng triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID trên toàn quốc từ ngày 01/10/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Công an để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu/Phần mềm của ngành Tư pháp; hoàn thành việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước theo quy định...

Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2024, nhất là nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bồi thường nhà nước; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; đăng ký biện pháp bảo đảm; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…

Các đơn vị báo cáo chi tiết nội dung công việc.

Các đơn vị báo cáo chi tiết nội dung công việc.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị đã báo cáo chi tiết nội dung công việc theo thẩm quyền được giao.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh ghi nhận và biểu dương những kết quả các đơn vị đã đạt được trong tháng 8, Bộ trưởng nêu rõ nhiều nhiệm vụ được Chính phủ đánh giá cao như chỉ số phục vụ người dân doanh nghiệp đứng thứ 2; là 1 trong 10 bộ ngành hoàn thành chữ ký số…

Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong các tháng cuối năm, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị đổi mới cách làm việc, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đối với quy chế làm việc, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong giải quyết công việc; tăng cường trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị trong triển khai, xử lí công việc; đối với quy chế làm việc, Bộ trưởng đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong giải quyết công việc.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận.

Về cách thức làm việc, Bộ trưởng nêu rõ, với những khó khăn về nguồn lực và điều kiện làm việc, các đơn vị cần tiếp tục phát huy truyền thống của bộ ngành trong đó, chú trọng đổi mới, sáng tạo từ người đứng đầu đơn vị, từ những công việc nhỏ nhất đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của tình hình mới, nâng cao hiệu quả làm việc; đồng thời, giữ gìn tinh thần đoàn kết, thống nhất nội bộ; các đơn vị đổi mới cách làm việc, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…

Trong tháng tới, Bộ trưởng yêu cầu ưu tiên chuẩn bị tài liệu phục vụ Lãnh đạo Bộ tham dự các Phiên họp của Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XV, trong đó có dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và các Báo cáo của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; tăng cường công tác chuyển đổi số trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường số hóa trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; phối hợp Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính trong công tác xây dựng pháp luật; sớm hoàn thiện văn bản mời lãnh đạo Đảng, nhà nước tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam…

Đọc thêm

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.