Chú trọng đào tạo ứng xử nghề nghiệp cho học viên Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư

Học viên Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 tại Hà Nội đi kiến tập tại Toà án nhân dân quận Cầu Giấy.
Học viên Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 tại Hà Nội đi kiến tập tại Toà án nhân dân quận Cầu Giấy.
(PLVN) -Một trong những nội dung được chú trọng trong nội dung chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư là đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của các chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.

Ngày 08 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” trong đó một trong những nhiệm vụ mới của Học viện là đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Đây là chương trình nhằm đào tạo học viên có phẩm chất, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, công nhận Luật sư, góp phần tạo sự đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao.

Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp là một mô hình mới, lần đầu tiên được triển khai tại Học viện Tư pháp. Từ năm 2018 đến nay, Học viện Tư pháp đã tổ chức được 05 khóa đào tạo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung được chú trọng trong nội dung chương trình đào tạo là đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của các chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Đây được coi là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.

Đạo đức nghề nghiệp luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – những người mà hoạt động nghề nghiệp của họ ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền và lợi ích hợp pháp, tới “sinh mệnh pháp lý” của những người có liên quan.

Đối với Kiểm sát viên, về những phẩm chất cần có đối với Kiểm sát viên sinh thời Bác Hồ đã tặng ngành Kiểm sát 10 chữ vàng: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” Lời dạy của Bác Hồ chính là chuẩn mực đạo đức cách mạng, là phẩm chất cần có đối với công chức ngành Kiểm sát nói chung và đối với từng Kiểm sát viên nói riêng để phấn đấu rèn luyện, coi đó là phương châm giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ công chức cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp luật và về nghiệp vụ công tác kiểm sát. Tinh thần này cũng đã được thể hiện trong Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa phiên họp của tòa án ban hành kèm theo Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Về những phẩm chất cần có đối với Thẩm phán, tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 2 năm1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư và khuyên dạy rằng: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư cho nhân dân noi theo”. Từ đó đến nay, phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” trong ngành Tòa án nhân dân đã tạo nên động lực mạnh mẽ, thúc đẩy cán bộ, công chức, nhân viên Tòa án các cấp nói chung, đối với Thẩm phán nói riêng khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Thể hiện tinh thần này, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia nhấn mạnh: Thẩm phán phải là người trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. Đồng thời, Thẩm phán phải là tấm gương về độc lập, khách quan, công bằng, tận tụy và chỉ tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ. Về những chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán, Bộ Quy tắc cũng nêu rõ: Thẩm phán phải có tính độc lập; sự liêm chính; sự vô tư, khách quan; công bằng, bình đẳng; sự đúng mực; sự tận tụy và không chậm trễ; đồng thời phải là người có năng lực và sự chuyên cần. Có thể nói, “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” đã và đang là kim chỉ nam cho hành động của mỗi Thẩm phán trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Đối với nghề luật sư, ngoài những điều kiện chung để trở thành luật sư theo quy định pháp luật, luật sư phải yêu nghề, có tâm huyết và đam mê nghề nghiệp; có những phẩm chất như trung thực, kiên nhẫn, tự tin, tôn trọng đồng nghiệp và phía đối trọng trong công việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công việc. Điều này đã được thể hiện trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc với những quy tắc cụ thể mà luật sư cần tuân thủ trong mối quan hệ với khách hàng, với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, với đồng nghiệp…

Nhận thức được yêu cầu về đạo đức, ứng xử nghề nghiệp với mỗi chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, việc đào tạo nội dung này được đặc biệt chú trọng trong chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, thể hiện ở một số điểm như:

- Trong chương trình có 01 học phần (Nghề luật và môi trường nghề luật) đào tạo những vấn đề chung về nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư (gồm cả hoạt động học trên lớp và kiến tập tại các Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng luật sư) trong đó có các bài học liên quan đến quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của từng chức danh. Trong các bài học này, học viên không chỉ được giới thiệu về nội dung các Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử mà còn được tiếp cận với những tình huống, kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.

- Hoàn thiện hệ thống đề cương môn học, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho học viên về các vấn đề liên quan tới đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.

- Tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn hành nghề trong đó có nội dung chia sẻ liên quan tới việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, ứng xử chuẩn mực trong quá trình hành nghề.

- Lồng ghép nội dung liên quan tới đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong giảng dạy kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và chuyên sâu cho học viên liên quan tới cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, tư vấn pháp luật.

Thực tế đào tạo cho thấy những nội dung đào tạo về đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luôn mang tính thực tiễn, sinh động, thu hút đối với học viên chứ không dừng lại ở những quy tắc mang tính chất cứng nhắc, chung chung. Qua quá trình học tập, học viên đã nắm vững các chuẩn mực đạo đức, ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, bước đầu làm quen với những tình huống có thể có xung đột về đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn. Từ đó, học viên có định hướng trau dồi, rèn luyện các phẩm chất cần có để theo đuổi con đường nghề nghiệp sau này. Điều này đã khẳng định tính đúng đắn của định hướng tăng cường đào tạo về đạo đức nghề nghiệp trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Để phát huy hơn nữa ưu thế này, phát huy kinh nghiệm đào tạo trong thời gian qua, theo chúng tôi, cần tập trung thực hiện một số giải pháp như:

- Tiếp tục rà soát chỉnh sửa chương trình chi tiết cho phù hợp hơn nữa với quy chế, quy định và đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, nhấn mạnh nội dung đào tạo các phẩm chất cần có của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.

- Hoàn thiện hệ thống tài liệu liên quan tới nội dung đào tạo về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các chức danh như Giáo trình, hệ thống tình huống, các tài liệu tham khảo…phục vụ nghiên cứu và học tập.

- Tăng cường các hoạt động tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm hành nghề với sự tham gia của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm.

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan đơn vị có liên quan trong hoạt động đào tạo như Viện kiểm sát, Tòa án, tổ chức hành nghề luật sư, trại giam…để tạo cơ hội cho học viên tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp thông qua các hoạt động kiến tập, thực tập từ đó giúp học viên nhận thức đầy đủ hơn về chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất đạo đức của từng chức danh cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, chúng tôi tin rằng chất lượng, hiệu quả đào tạo về đạo đức, ứng xử nghề nghiệp cho học viên sẽ được nâng cao hơn nữa góp phần vào thành công của mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.