Chủ tịch VCCI hiến kế làm “đường gom”, “lối mở” để lên đường cao tốc EVFTA

Chủ tịch VCCI hiến kế làm “đường gom”, “lối mở” để lên đường cao tốc EVFTA
Chủ tịch VCCI hiến kế làm “đường gom”, “lối mở” để lên đường cao tốc EVFTA
(PLVN) -Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc ví việc Quốc hội bấm nút phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) như bấm nút thông xe cho con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, thông xe mới chỉ là mở lối đi, còn rất nhiều việc phải làm để đoàn xe DN và cả nền kinh tế có thể vận hành trơn tru, hiệu quả trên tuyến đường này. 

Theo Chủ tịch VCCI, hơn cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do có chuẩn mực cao nhất, hướng tới một không gian thị trường tiềm năng lớn nhất, có tính tương hỗ, bổ sung cao nhất với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, EVFTA có ý nghĩa quan trọng với đất nước ta, xét trên nhiều góc độ: mở rộng thị trường, thúc đẩy đầu tư, cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

“Việc phê chuẩn và thực hiện các hiệp định này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đã đẩy lùi Covid và đang cần có thêm nhiều động lực mới để thực hiện tái khởi động, phục hồi nền kinh tế…” - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Làm “đường gom”, “lối mở”…

Theo người đứng đầu cộng đồng DN, để DN và nền kinh tế có thể lên đường cao tốc hội nhập, cần phải làm ngay những “đường gom”, “lối mở” để vào cao tốc. Đó chính là những Luật, những Nghị định, Thông tư nội luật hóa các cam kết, hoặc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các cam kết đó.

Hoan nghênh Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng, sửa đổi một số lượng không nhỏ các văn bản quy phạm pháp luật cả ở tầm văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, song Chủ tịch VCCI bày tỏ lo ngại khi liên hệ với việc thực thi CPTPP.

“Rất nhiều văn bản đã ban hành chậm trễ, sự phối hợp giữa các Bộ ngành cũng chưa thật hài hoà. CPTPP đã có hiệu lực từ một năm rưỡi qua, nhưng cho tới giờ phút này, có văn bản hướng dẫn thực thi vẫn còn lỡ hẹn. Làm sao để tình trạng này không tái diễn với hành trình thực thi cao tốc EVFTA?”- ông trăn trở.

Từ góc độ chuyên môn, Chủ tịch VCCI cho biết, ông thấy rất nhiều các quy định có thể ban hành ngay sau khi EVFTA được Quốc hội phê chuẩn để bảo đảm thực thi ngay. Ví như các văn bản hướng dẫn ở cấp Chính phủ và các bộ ngành liên quan tới thuế quan, thủ tục cấp và tiếp nhận C/O ưu đãi, mở cửa thị trường dịch vụ, điều chỉnh các hàng rào phi thuế, các chế định tạo thuận lợi thương mại …

“Chúng ta cũng cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi, điều chỉnh các văn bản luật để bảo đảm thực thi theo quy trình một luật sửa nhiều luật, chứ không nhất thiết phải chờ sửa đổi từng bộ luật. Tôi thấy phần lớn các luật bảo đảm thực thi EVFTA chỉ được đưa ra Quốc hội thảo luận vào năm 2021, tôi đề nghị tính xem liệu có thể bắt đầu sớm hơn từ cuối năm nay để có thể đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định!’- Chủ tịch VCCI đề nghị. 

Để cao tốc có nhiều xe, theo Chủ tịch VCCI, không chỉ cần những “đường gom”, “lối mở” mà cần nâng cấp cả những con đường thể chế khác- con đường “liên tỉnh”, “liên thành”, “nội đô”, “nội thị”, “đường xã”, “đường làng”... để tăng tốc cho các DN và nền kinh tế. 

“Con đường thể chế là con đường chính sách và thủ tục cho các hoạt động kinh tế, kinh doanh. Văn bản pháp luật, chính sách nội địa để thực thi EVFTA không nên và không thể chỉ bó gọn trong các quy định để nội luật hóa những lời hứa trong cam kết, theo yêu cầu của Hiệp định. Mà còn phải là những quy định, chính sách mở rộng theo yêu cầu nội tại của chính chúng ta, để hạn chế các tác động không mong muốn từ cam kết, hay để tạo sức bật, hỗ trợ các DN và nền kinh tế tận dụng tốt hơn các lợi ích từ Hiệp định….”- Ông lưu ý.

Phải có chỉ dẫn, đơn vị duy tu bào dường, trạm nghỉ, điểm dừng….

Khi có “đường gom” “lối mở”, để vận hành đường cao tốc, theo Chủ tịch VCCI, cần bảo đảm có được các biển báo, chỉ dẫn đầy đủ, rõ ràng cũng như tăng cường năng lực các đơn vị duy tu, bảo dưỡng, bảo trì; Đặc biệt phải có những trạm nghỉ, điểm dừng, nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người và xe qua lại. 

Với EVFTA, DN cần các hướng dẫn tỉ mỉ, rành mạch, các tài liệu để có thể tra cứu rõ ràng khi cần thiết. “Họ cần những địa chỉ có thẩm quyền, có thể giải đáp, hướng dẫn khi có những cách làm và cách hiểu khác nhau. “Với các Hiệp định FTA đã có trước đây, chúng ta chưa thực sự làm tốt việc này…”- -TS Lộc thẳng thắn.

Chủ tịch VCCI cũng cho rằng cần phải làm quyết liệt công tác tổ chức bộ máy, đào tạo tập huấn cho các cán bộ, cơ quan liên quan ở cả trung ương và địa phương, hướng dẫn thực hiện và thường xuyên rà soát, kiểm tra trên thực tế. Mục tiêu là để bảo đảm cán bộ thừa hành phải biết và hiểu đúng việc cần làm; ngăn chặn được các biểu hiện xin-cho, nhũng nhiễu “hành” DN, tạo ra “ổ gà, ổ voi thủ tục” trong quá trình thực thi Hiệp định “cao tốc” quan trọng này.

“Trên thực tế, chúng ta vẫn đang làm điều này, ở quy mô rộng, bền bỉ từ nhiều năm nay… Nhưng để thực hiện EVFTA, những nỗ lực cải cách này phải được tăng tốc, nếu chúng ta muốn thành công…”- Ông đề nghị

Đặc biệt, với đường cao tốc hiện đại như EVFTA, cần phải nhanh chóng thiết kế các Chính sách, Chương trình, các Biện pháp hỗ trợ cần thiết, và không trái cam kết, để DN nội có đủ sức cạnh tranh và hợp tác với đối thủ mạnh từ EU, để những nhóm yếu thế không bị bỏ lại phía sau, bị gạt ra lề đường cao tốc. “Đây chính là những “trạm tiếp sức” rất cần thiết cho các DN, người lao động Việt Nam. ..”- ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng cần phải có dự kiến xa hơn về những chiến lược lớn về tái cơ cấu kinh tế, về chuyển dịch lao động và dân cư… để ứng phó với những thay đổi không mong muốn từ EVFTA nói riêng cũng như từ quá trình hội nhập FTA và kinh tế quốc tế nói chung…

EVFTA không phải là con đường miễn phí

”Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đối với DN và các cơ quan Nhà nước có liên quan, đường cao tốc EVFTA không phải là con đường miễn phí. Để DN và đất nước tận dụng được những cơ hội từ đường cao tốc EVFTA, chúng ta phải đầu tư.

Với các DN, trước hết phải bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về các cơ hội, thách thức từ Hiệp định. Sau đó có thể sẽ phải đầu tư để thay đổi nguồn cung, chuỗi sản xuất, qua đó đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của Hiệp định. DN có thể sẽ phải mất thêm nhiều chi phí tuân thủ, để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn về lao động, môi trường. Và tất nhiên, DN phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để có được những sản phẩm tốt, chất lượng cao, giá cả phải chăng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nói cho cùng, EVFTA chỉ mở ra con đường giao thương thuận lợi, EVFTA không tự nhiên mang đến thành công cho bất cứ DN nào nếu DN đó không có đủ sức cạnh tranh.

Với Nhà nước, để EVFTA thực sự là một động lực cải thiện nền kinh tế, Nhà nước cần phải đầu tư cho 3 công trình trụ cột – nền tảng quốc gia cho năng lực cạnh tranh: Hoàn thiện thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cái này, chúng ta đã nói nhiều, chúng ta cũng đang làm, nhưng để chơi với EVFTA, CPTPP và các Hiệp định tự do thế hệ mới, để đón nhận làn sóng FDI với chất lượng cao chứ không “vơ bèo vạt tép”, thì các việc làm này cần phải được tăng tốc nhanh hơn..."

(TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI)

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.