Chủ tịch huyện 'tỉnh người' sau 'bài sát hạch' của Bí thư Thăng

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
 Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết ông học được tư tưởng và thấm nhuần câu nói "nói là làm" từ vị lãnh đạo thành phố. 
Chiều 18/2, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết, ông đã làm việc với giám đốc thu mua, trao đổi cũng cơ bản xong. Phía hãng tạm thời đồng ý thu mua toàn bộ số sữa của nông dân nuôi bò gặp khó khăn về đầu ra tại huyện này. Nguồn sữa được nuôi từ đàn bò đã ký kết với công ty khác, nếu không bán được, Vinamilk cũng sẽ xem xét thu mua. 
Ông Phú cho biết, các hộ không bán sữa được tại Củ Chi không hẳn chỉ không bán được cho Vinamilk mà còn cho nhiều doanh nghiệp khác. Huyện sẽ lập danh sách, rà lại các nội dung, sau đó Vinamilk sẽ xem xét tiến hành thu mua.
Theo ông, giá cả sẽ phụ thuộc vào chất lượng sữa và doanh nghiệp sẽ căn cứ vào yếu tố này mới thu mua. "Hãng cũng có nhiều lớp tập huấn. Huyện cùng với Khuyến nông và VNM làm nội dung này, chỉ có hộ nuôi tự phát không tham gia lớp này mới phản ứng. Họ làm sai quy trình, những hộ nuôi lớn, làm ăn bài bản thì hãng không bao giờ mua giá thấp", ông chia sẻ.
Thông tin hãng bắt dân chỉ nuôi theo số lượng nhất định, không tăng thêm đàn cũng được ông Phú giải đáp. Ông Phú cho biết, buổi sáng, ông đã có trao đổi với Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng. Theo chu kỳ, một con bò sữa không thể một ngày tăng 5-10 kg, một hộ bán sữa ngày tăng 20-30 kg là có vấn đề, có thể họ lấy sữa nơi khác, đổ nước. "Do đó, chúng tôi tuyên truyền bà con cần đăng ký số lượng để nếu như tăng đột biến để hãng biết nguyên nhân", ông nói.
Ông Phú cho hay, cách đây 3-4 tháng, một khảo sát được tiến hành để lọc ra những hộ nuôi đúng quy trình. Vinamilk ký hợp đồng thu mua với những hộ nuôi số lượng lớn 15-20-30 con, còn những hộ nuôi 5-7 con, hãng không thể ký. Theo ông, các hộ này phải thành lập hợp tác, có tổ trưởng, thu gom một lần. 
Khi được hỏi tâm tư khi không cung cấp được số của Tổng giám đốc Vinamilk, ông Phú cho hay, ở địa phận huyện Củ Chi cũng chỉ cần làm việc với bộ phận thu mua, giám đốc kinh doanh. Cấp cao hơn như Tổng giám đốc Mai Kiều Liên, ông không có số điện thoại là bình thường vì ông biết bà chủ doanh nghiệp còn lo nhiều việc khác như kinh doanh, thị trường, marketing chứ không đơn thuần là thu mua.
Ông Phú cũng cho biết, sau bài "kiểm tra" của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, ông cảm nhận rõ được tư tưởng "trước hết phải vì dân, gần dân". "Cái gì dân bức xúc, chưa hài lòng thì cần giải quyết ngay. Củ chi có 6.000 hộ dân bán sữa nhưng chỉ cần còn vài chục hộ hay 5-7 hộ gặp vấn đề mà chưa giải quyết thì cũng làm cho đến nơi đến chốn", ông bày tỏ.
Cũng theo lãnh đạo huyện Củ Chi, sau buổi "kiểm tra" của Bí thư Thành ủy, ông học được tư tưởng và thấm nhuần câu nói "nói là làm" từ vị lãnh đạo thành phố. "Ngay sau đó, tôi đã làm việc trực tiếp với anh Long, giám đốc thu mua của Vinamilk qua điện thoại và mọi việc được giải quyết như vậy, không cần hẹn lên xuống, tổ chức họp hành, văn bản kiểu hành chính", ông chia sẻ và cho biết, ông rất cảm ơn Bí thư Đinh La Thăng vì bài "kiểm tra" buổi sáng. 
Một nguồn tin từ Vinamilk cho biết, đơn vị này đang thu mua 80% sản lượng sữa của bà con Củ Chi sản xuất. Phần còn lại, trước đây, nông dân bán cho các công ty khác thì theo vị này, những đơn vị đó phải có trách nhiệm với nông dân của mình. “Họ ký hợp đồng rồi xong lại bỏ dền dứ thì nông dân làm sao đây”, ông chia sẻ.
Cũng theo tiết lộ từ vị này, hiện tại, có 172 hộ dân đang đăng ký bán sữa mới cho Vinamilk. Trong số này, chưa có hộ nào phải bán bò vì không bán được sữa. “Giá sữa thu mua của chúng tôi hiện nay cao hơn tất cả các đối thủ, ở 14.000 đồng, các nơi là 10.000-12.000 đồng, giá này cũng thuộc top 10 thế giới”, ông nói.
Vị này không bình luận sâu về câu chuyện nông dân bán bò, song cho biết, các đơn vị khác đã ký hợp đồng mua sữa của bà con cần bảo vệ nông dân. “Chứ người dân đang bán cho bên kia giá rẻ 12.000 đồng, thấy chúng tôi mua 14.000 đồng lại nhảy sang bán là làm khó doanh nghiệp. Chúng tôi không có đủ năng lực thu mua sữa bởi vì sữa không giống gạo, cần chuẩn bị bồn chứa, bồn lạnh, phải kiểm tra kỹ”, ông bày tỏ.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.