Chủ động ứng phó với thiên tai bão, lũ trên vùng biển Kiên Giang

Cán bộ đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới, kiểm tra an toàn trước lúc ra khơi đối với các tàu kinh doanh dịch vụ du lịch.
Cán bộ đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới, kiểm tra an toàn trước lúc ra khơi đối với các tàu kinh doanh dịch vụ du lịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để bà con có thể tự phòng tránh giông bão, không đi vào những vùng biển nguy hiểm, yên tâm ra khơi đánh bắt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đề nghị bà con chấp hành nghiêm quy định về an toàn hàng hải, khi có thông báo, hướng dẫn của ngành chức năng...

Trước dự báo tình hình thời tiết sẽ diễn biến bất thường trong những tháng cuối mùa mưa năm 2024, từ đầu năm, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức luyện tập, diễn tập ứng phó với mọi tình huống cụ thể, sát tình hình địa bàn, sẵn sàng cơ động tham gia phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

Trong đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang yêu cầu tập trung thực hiện phương châm 4 tại chỗ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện sẵn có, huy động ngư dân, nhân dân cùng tham gia công tác này; Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, xây dựng kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng điều động khi cần. Các phương tiện, vật chất cần được kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, kịp thời tiếp ứng cho lực lượng làm nhiệm vụ.

Tổ công tác đồn Biên phòng Xà Lực, kêu gọi ngư dân neo đậu đúng nơi quy định để phòng, chống giông, bão...

Tổ công tác đồn Biên phòng Xà Lực, kêu gọi ngư dân neo đậu đúng nơi quy định để phòng, chống giông, bão...

Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết: “Cùng với việc chuẩn bị tốt phương tiện kỹ thuật tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy yêu cầu các đơn vị tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm trong nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm từ nay đến hết mùa mưa. Từng đơn vị phải chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương rà soát toàn bộ phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn”.

Để hạn chế thiệt hại về người và phương tiện khi gặp nạn trên biển, các đơn vị cần tham mưu với các địa phương ven biển thành lập các tổ, đội tàu thuyền tự quản, đoàn kết sản xuất trên biển để bà con ngư dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có tình huống xảy ra. Mặt khác, các đồn Biên phòng cần làm tốt công tác đăng kiểm định kỳ và tăng cường kiểm soát chặt chẽ phương tiện tàu cá, số lao động trên các phương tiện trước khi ra khơi. 100% các đơn vị phải có trang bị máy ICOM để liên lạc thường xuyên với các phương tiện ngoài khơi, giúp trao đổi thông tin 2 chiều giữa ngư dân và lực lượng Biên phòng...

“Về phía bà con ngư dân, nhân dân nuôi trồng, mua bán trên biển, ven biển trước hết phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn mùa mưa, bão. Thường xuyên kiểm tra và thao tác thử hệ thống máy thông tin liên lạc. Rà soát lại các tần số, sóng liên lạc với đất liền, giữa các tàu với nhau. Bố trí hợp lý phao cá nhân, phao bè, dây chằng buộc, dây neo... Kiên quyết không thuê mướn các ngư phủ không có giấy tờ tùy thân, không biết quê quán, nơi tạm trú, chưa có kinh nghiệm đi biển... Đăng ký, trình báo với các trạm Biên phòng các loại giấy tờ có liên quan trước lúc xuất bến, tuyệt đối chấp hành những quy định của cơ quan chức năng trong lúc ra khơi khai thác hải sản. Không tụ tập, mua bán, vận chuyển hành khách, ngư phủ đến các tàu, lên lồng bè tham quan khi đã có lệnh cấm của cơ quan chức năng. Chú ý neo đậu, chằng buộc nhà cửa, lồng nuôi cá trên biển khi có giông, bão nhằm tránh thiệt hại, thất thoát”, Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang nêu rõ.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đồng thời yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, tổ chức rà soát lại các trang thiết bị, khí tài, phương tiện đã được biên chế; Kịp thời phát hiện những đơn vị còn thiếu, hư hỏng, hoặc xuống cấp để khắc phục ngay, lên kế hoạch cấp bổ sung. Chỉ đạo các đơn vị tuyến biển, đảo, ven biển lồng ghép nội dung huấn luyện bơi lội, đi biển, cứu nạn, xử lý các tình huống trên biển… vào huấn luyện thường xuyên hàng năm; Tập trung quân số, khí tài với phương châm 4 tại chỗ, cùng với địa phương, các lực lượng, xây dựng phương án ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra...

Khi có tình huống, bà con gọi liên lạc với các đài canh của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang trực 24/24 giờ như sau: Thổ Châu, An Thới, Nam Du, Bộ chỉ huy: 9339 KHZ, (Sóng ngày) và 6973 KHZ (Sóng đêm). Hoặc gọi khẩn cấp về số: 02973.862062 Tác chiến Biên phòng tỉnh Kiên Giang...

Đọc thêm

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bình Định thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực để thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó
(PLVN) -  Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trước tình hình này, các địa phương như Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Bình Định đã nhanh chóng triển khai phương án ứng phó, đồng thời siết chặt việc quản lý và cấm tàu thuyền ra khơi.

Việt Nam - Campuchia: Tiếp tục phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung - Trưởng Ban Chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang ký kết với ban Chuyên trách tỉnh Pearh Sihanouk, Campuchia.
(PLVN) - Đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn vừa tổ chức ký kết hợp tác với Ban Chuyên trách các tỉnh Koh Kong, PreahSihanouk, Kam Pốt, Kép thuộc Vương quốc Campuchia để  tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia, giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 – 2025).

Hà Nội: Dự kiến ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới, với mục tiêu tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận “một cửa”.

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc
(PLVN) -  Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 đơn vị có tin vui về nhân sự: Ông Đặng Công Hòa vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Dương; ông Đàm Hữu Khanh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Ông Nguyễn Thái Sơn – Chủ tịch HĐND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, nhiệm kỳ 2021 – 2026.