Chủ động phòng bệnh cho người cao tuổi và trẻ em vào mùa hè

(PLVN) - Với sức đề kháng kém, người già và trẻ em là hai đối tượng dễ bị ảnh hưởng và dễ mắc bệnh trước thời tiết nắng nóng, ngột ngạt, khó chịu của mùa hè. Cần có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để phòng, chống những căn bệnh thường xuất hiện trong mùa hè.

Số người nhập viện liên tục tăng trở lại

Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số ca cấp cứu tăng khoảng 150% so với ngày thường. Trong đó, phổ biến là tình trạng đột quỵ, viêm phổi, sốc nhiệt… 

Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: “Trong giai đoạn thời tiết mát mẻ, trung bình mỗi ngày một bác sĩ tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thăm khám 30-35 bệnh nhân. Tuy nhiên, từ đầu mùa hè đến nay, con số này đã tăng gần gấp đôi, lên mức 45-60 bệnh nhân/ngày. Số bệnh nhân phải nhập viện cũng tăng, hầu hết do các vấn đề về tim mạch và hô hấp”.

Ghi nhận tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương những ngày gần đây, lượng bệnh nhân vào thăm khám do liên quan tới nhiệt độ có xu hướng tăng hơn; phần lớn gặp những bệnh ở người cao tuổi. 

Tiến sĩ Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể, do cơ thể mất nước sẽ làm tăng độ kết dính trong máu dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông - nguy cơ gây ra đột quỵ.

Không chỉ ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương, nhiều bệnh viện khác cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Như tại Bệnh viện Tim Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, Khoa Cấp cứu cho biết, nắng nóng gây ra trở ngại lớn với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Có những bệnh nhân vừa xuất viện đã phải nhập viện lại do khó thở, mất nước…

Người già nhập viện do đột quỵ, nhồi máu não… Trong khi, trẻ nhỏ chủ yếu mắc bệnh đường hô hấp và tiêu hóa phải nhập viện cũng liên tục tăng vì nắng nóng, nhất là tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam.

Tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi thành phố Đà Nẵng, số lượng bệnh nhi nhập viện do nắng nóng bắt đầu tăng. Từ đầu tháng 5/2020, số trẻ đến khám, điều trị tại bệnh viện tăng gần 20%.  Trong đó có khoảng 10 - 20% phải nhập viện nội trú với các bệnh về hô hấp, viêm phổi, viêm trên khí quản, tiêu hóa, sốt siêu vi, tiêu chảy cấp… Mỗi ngày, bệnh viện khám và điều trị cho trên 1.000 bệnh nhi. Phần lớn là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu và sốt siêu vi. 

Phòng ngừa hiệu quả bệnh mùa nắng nóng cho trẻ 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 

Mùa hè là thời điểm trẻ em thường thích hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần chú ý đến việc bảo vệ trẻ. Khi cơ thể trẻ còn rất “mỏng”, nhạy cảm trước nhiệt độ cao, bên cạnh đó, mùa hè cũng là mùa của sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,... nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, bỏng da, đặc biệt là nguy cơ mắc hội chứng đột tử (SIDS) – chứng rối loạn giấc ngủ gây tử vong. Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo cho con nhỏ luôn được khỏe mạnh trong những ngày hè oi bức.

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như: Rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình, rửa tay được xem như “liều vắc xin miễn phí” cho mọi người.

Ăn uống hợp vệ sinh: Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ mùng, tham gia phong trào diệt lăng quăng… để thực hiện tốt phương châm “nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”.

Tăng cường lượng dịch uống: Để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: Cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể rất dồi dào giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

Tiêm ngừa đầy đủ: Tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

Phòng bệnh mùa nắng nóng cho người cao tuổi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 

Hệ miễn dịch của người cao tuổi suy yếu, sức đề kháng không còn tốt như trước nên thường mắc bệnh hơn các đối tượng khác. Nhất là khi thời tiết đang vào hè, nắng nóng khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn.

Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi vào mùa hè như: Tim mạch, xương khớp, đột quỵ, rối loạn tiêu hóa.

Theo các bác sĩ, để phòng bệnh mùa hè, có mấy điều người cao tuổi nên lưu ý như:

Không ra ngoài khi nắng gắt, nếu công việc buộc phải ra khỏi nhà, cần đội mũ hoặc nón rộng vành, mặc ít quần, áo, tốt nhất là loại vải cotton, có kính râm càng tốt. Khi ngoài nắng về nhà không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh...); không nên uống bia lạnh nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn; không vào phòng máy lạnh ngay, không cho quạt gió xoáy vào mình và không được tắm ngay khi còn mồ hôi. Không tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời nắng gắt, nhất là gần trưa, buổi trưa, xế chiều.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Mùa nắng nóng cần ăn uống hợp vệ sinh, tránh xa thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống…) hoặc thực phẩm của ngày hôm trước (đề phòng đã nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ôi, thiu). 

Người cao tuổi nên ăn đều đặn từ 4 – 5 bữa/ngày và nên ăn ít một lần để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm áp lực cho dạ dày, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ,… Đồng thời, người cao tuổi cần bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón.

Luôn ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng thức ăn lạnh sẽ tổn hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người cao tuổi có thể uống 1 - 2 ly sữa dành cho người già.

Người cao tuổi không bị bệnh thận, tim mạch hay đường ruột có thể uống một lượng vừa phải cà phê vào buổi sáng nhưng không nên uống vào buổi chiều vì sẽ bị mất ngủ. Bên cạnh đó, người cao tuổi  nên hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nội tạng động vật hay thức ăn tươi sống. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, không để tình trạng khát nước.

Dù nóng nhưng lúc ngủ (kể cả ngủ ban ngày) đều phải nằm màn để tránh muỗi đốt. Ở các địa phương đang có dịch sốt xuất huyết cần tăng cường diệt muỗi và bọ gậy với mọi biện pháp, tốt nhất là vận động mọi người (hàng xóm, con, cháu…) cùng tham gia.

Người cao tuổi có thể nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng cách luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hơn. Người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, khiêu vũ, chạy chậm, hoặc là đạp xe. 

Bên cạnh đó, thực hiện đều đặn các bài tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp để rèn luyện và tăng cường sức khỏe. Tránh tập thể dục, bơi, đi bộ lúc trời còn nắng nóng.

Cần hết sức lưu ý là không tắm nước lạnh hoặc dùng máy lạnh ở nhiệt độ thấp, nhất là đang nóng, ra nhiều mồ hôi, vào phòng máy lạnh đột ngột. Nên tắm nước ấm và dùng quạt điện hay quạt bằng tay, nếu ở phòng máy lạnh, nên để nhiệt độ ở 26 - 27oC là vừa.                           

Khi đi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành. Chỉ nên tắm vào chiều muộn khi còn ánh nắng mặt trời. Lúc ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Những địa phương đang có bệnh sốt xuất huyết thì tránh muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) bằng mọi hình thức là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Quần áo mặc mùa hè nên rộng, mỏng, thoáng. Nhà ở nên thoáng mát, đủ ánh sáng. Người mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình để tránh bệnh tái phát, nặng thêm.

Đặc biệt, người cao tuổi cần được nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, đi ngủ đủ giấc, đúng giờ, đủ giấc. Đồng thời, giữ cuộc sống vui vẻ, thoải mái.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.