Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế

Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế
0:00 / 0:00
0:00
Bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và triển khai quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hỗ trợ tích cực nhu cầu tín dụng cho sản xuất

Năm 2022 là năm đầu tiên Chính phủ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Tình hình quốc tế và trong nước dự báo có những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng Đoàn Quốc hội
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng Đoàn Quốc hội

Trên thế giới, tình hình kinh tế, chính trị diễn biến phức tạp như cuộc xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine; giá dầu và lạm phát tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; một số nền kinh tế lớn bắt đầu siết lại chính sách tiền tệ. Tính đến ngày 25/4/2022, có tổng cộng 92 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu và chỉ có 2 lượt hạ lãi suất tại Trung Quốc và Nga. Lần đầu tiên kể từ năm 2018, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiến hành nâng lãi suất, với mức tăng 0,5%/năm, những diễn biến này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta.

Kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi, lạm phát có dấu hiệu tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nhờ những tín hiệu tích cực từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội, Chính phủ thông qua vào tháng 1/2022, cũng như độ mở cửa gần như hoàn toàn các hoạt động kinh tế - xã hội trên nền tảng độ bao phủ cao của chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 toàn dân. Cụ thể, GDP quý I/2022 ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm 2021 (cao hơn mức tăng 3,66% của quý I/2020 và 4,72% của quý I/2021). Đáng chú ý, khu vực dịch vụ tăng 58%, gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳ các năm 2020, 2021, qua đó tạo niềm tin vào chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và tạo đà tích cực cho quý II và cả năm 2022.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; kịp thời ban hành chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng, góp phần giảm bớt áp lực tăng giá xăng dầu, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho doanh nghiệp, người dân. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1% so với cùng kỳ, tương đối thấp so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2018 - 2020 (cùng kỳ 2018 là 2,8%, năm 2019 là 2,71%, năm 2020 là 4,9%).

Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, tính chung 4 tháng đầu năm tăng 16,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 21,6%, gấp gần 1,5 lần tốc độ tăng của khu vực FDI (14,7%). Nền kinh tế xuất siêu 2,53 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, cải thiện so với con số xuất siêu 1,5 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.

Vốn FDI đăng ký tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần 4 tháng đầu năm 2022 tăng gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2021; FDI thực hiện tăng 7,6%, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào sự phục hồi tăng trưởng của nước ta.

Với nền tảng tăng trưởng tín dụng năm 2021 là 13,61%, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đưa mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đà phục hồi của các chỉ số kinh tế vĩ mô, cùng các hoạt động kinh tế được kích hoạt trở lại, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng ngay từ đầu năm 2022 và có mức tăng trưởng cao hơn nhiều mức cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi xảy ra đại dịch) và năm 2020, 2021 là 2 năm chịu tác động nặng của đại dịch. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tháng 1/2022 đạt 2,49%, tháng 3/2022 tăng 5,97% và đến 29/4/2022 đạt 7,18%, với quy mô tín dụng lên đến trên 11,19 triệu tỷ đồng.

Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, phù hợp với tăng trưởng và đóng góp của các ngành kinh tế cho tăng trưởng chung, đảm bảo kiểm soát an toàn, hiệu quả. Tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành, lĩnh vực thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Xét về cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, tín dụng đối với khu vực nông, lâm, thủy sản tháng 4/2022 ước tăng 4,47% so với cuối năm 2021; tín dụng công nghiệp và xây dựng ước tăng 5,65%; tín dụng thương mại và dịch vụ ước tăng 7,85%. Tỷ trọng tín dụng ba khu vực kinh tế này trên tổng dư nợ tín dụng chung lần lượt là 7,73% - 27,13% - 65,14%, phù hợp với đóng góp của ba khu vực trong nền kinh tế.

Số liệu thống kê đến cuối tháng 3, tín dụng tăng trưởng cao nhờ mức tăng tín dụng của nhóm ngành là động lực tăng trưởng của nền kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 6,2%, chiếm 13,68% tổng dư nợ tín dụng chung); xây dựng (tăng 2,9%, chiếm 8,27%); bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (tăng 6,23%, chiếm 21,8%); nhóm ngành phục hồi và tăng trưởng như thông tin và truyền thông (tăng 13,73%), khoa học và công nghệ (tăng 9,73%), hành chính và dịch vụ hỗ trợ (tăng 10,76%).

Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng tích cực và tăng cao hơn nhiều mức tăng của cùng kỳ năm trước, với mức tăng trưởng từ 4,23 - 10,99%. Có 3 trong số 5 lĩnh vực tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng chung, là xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vẫn được kiểm soát, theo đó, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 7,87%, tập trung chủ yếu vào nhu cầu bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng (chiếm 65,01%); tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán tăng 9,97%; tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông giảm 0,68%.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Các giải pháp về điều hành lãi suất, công cụ chính sách tiền tệ, giải pháp về tín dụng vẫn tiếp tục được thực hiện, góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hỗ trợ khôi phục và phát triển kinh tế. Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành trong điều kiện lãi suất thế giới tăng. Lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 5%/năm, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng; tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Mặc dù tiếp tục chịu sức ép từ chiến sự Nga - Ukraine, áp lực lạm phát tăng và xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới, lãi suất tiền gửi và cho vay đã giảm nhẹ so với tháng trước.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Tính đến ngày 31/3/2022 (ngày kết thúc chương trình), Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội số tiền 4.787 tỷ đồng để giải ngân cho vay tại 63 tỉnh, thành phố đối với 3.561 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 1.218.948 lượt người lao động.

Tiếp tục chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN). Đến cuối tháng 3/2022, lũy kế giá trị nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng là hơn 690.000 tỷ đồng; dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm còn trên 246.000 tỷ đồng của hơn 770.000 khách hàng.

Chính sách điều hành tiền tệ chủ động, linh hoạt được duy trì

Chính sách điều hành tiền tệ chủ động, linh hoạt được duy trì

6 trọng tâm chính sách trong thời gian tới

Kinh tế nước ta trong năm 2022 dự kiến phục hồi do tỷ lệ tiêm chủng cao, tạo điều kiện mở cửa nền kinh tế, tác động kích cầu từ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 -2023, các hiệp định thương mại tự do (FTAs) được triển khai sâu rộng, tuy nhiên cũng đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ diễn biến phức tạp của thế giới, như chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại. Một số tổ chức quốc tế đã dự báo, tăng trưởng GDP của nước ta trong năm nay đạt khoảng 5,5 - 8%, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 4/2022 đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 6,0%. Tổ chức này cũng điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của Việt Nam lên 3,8%, so với mức 2,3% trước đó, trên cơ sở sức cầu phục hồi và giá lương thực, nguyên nhiên vật liệu tăng, đặc biệt khi xung đột Nga-Ukraine phức tạp, khó lường.

Bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và triển khai quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Trọng tâm chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ là:

Thứ nhất, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Thứ tư, tiếp tục đánh giá hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, vai trò, khả năng phục hồi, phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế để chỉ đạo các tổ chức tín dụng có chính sách ưu tiên, hỗ trợ và tập trung tín dụng nhằm góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ năm, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh.

Thứ sáu, triển khai quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đề ra; trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 2% (quy mô 40.000 tỷ đồng) từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

Đọc thêm

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Ngành Thuế quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”

Cán bộ thuế hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại di động. (Nguồn ảnh: baolaichau.vn).
(PLVN) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa hoàn thành dự toán thu nhưng vẫn bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) và tăng trưởng kinh tế, năm 2024 ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Bamboo Capital (BCG): Nợ phải trả giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 26,5% lên 17.456 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG): Nợ phải trả giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 26,5% lên 17.456 tỷ đồng
(PLVN) - Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đạt 4.011,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 188,2 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối quý 4/2023 đạt 41.979 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng nợ phải trả của Bamboo Capital giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này cũng tăng trưởng 26,5% lên 17.456,2 tỷ đồng.

TRACODI (TCD): Doanh thu năm 2023 đạt 1.784 tỷ, lãi 163 tỷ

TRACODI (TCD): Doanh thu năm 2023 đạt 1.784 tỷ, lãi 163 tỷ
(PLVN) -  Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TRACODI, HoSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố BCTC quý 4/2023. Luỹ kế cả năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của TRACODI đạt 1.784,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 163,3 tỷ đồng.

Tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn, bền vững”: “Chủ trương không khuyến khích tích trữ vàng miếng là đúng đắn”

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khuyến khích người dân mua bán vàng miếng, tích trữ vàng miếng là đúng đắn và chúng ta cần phải bám sát theo chủ trương này để có biện pháp”, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nêu quan điểm tại Tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn, bền vững”, tổ chức tại Hà Nội vào hôm qua (25/10).

Sắp ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP)

Sắp ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP)
(PLVN) - Vào ngày 16/1 tới, Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP) sẽ chính thức được ra mắt. Đây là đầu mối tin cậy của các nhà đầu tư, các đối tác nhằm kết nối cung - cầu về đầu tư, tài chính cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp (KCN).

Năm 2024 sẽ không còn khoản vay lãi suất cao

Lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm. (Nguồn ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, những khoản cho vay với lãi suất cao do các ngân hàng huy động với lãi suất cao trước đó sẽ không còn tồn tại trong năm 2024.

F88 đứng thứ 2 top 15 startup huy động vốn tốt nhất Việt Nam

F88 đứng thứ 2 top 15 startup huy động vốn tốt nhất Việt Nam
(PLVN) -  Tính riêng ở lĩnh vực tài chính, có 3 doanh nghiệp được bình chọn lần lượt là F88, Trusting Social và Fiinhay. Cụ thể, F88 xếp thứ 2 trong danh sách các công ty startup có kết quả huy động vốn tiêu biểu nhất, sau Novaland Group, còn Trusting Social xếp thứ 7 và Fiinhay xếp thứ 11.

Linh hoạt cung cấp tín dụng nhưng không hạ chuẩn

Tăng trưởng tín dụng được đẩy nhanh nhưng còn thấp so với cùng kỳ 2022. (Ảnh minh hoạ/Phạm Hùng)
(PLVN) -Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được đẩy nhanh nhưng số liệu cập nhật đến ngày 13/12/2023 cho thấy tín dụng tăng 9,87% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với định hướng điều hành 14% trong năm nay… Tại Thông báo mới đây, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng chủ động, linh hoạt cung cấp tín dụng nhưng không được hạ chuẩn tín dụng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Đưa hiện đại hóa trở thành “điểm sáng” của ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn. (Ảnh: Thanh Hải).
(PLVN) -Ghi nhận những nỗ lực chuyển đổi số (CĐS) của ngành Thuế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng giúp ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn đề nghị toàn ngành cần quan tâm và triển khai mạnh mẽ hơn nữa, phải đưa công tác hiện đại hóa trở thành một “điểm sáng” của hệ thống thuế.

Ngành Thuế 'về đích' thu ngân sách

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Tổng cục Thuế và trực tuyến tại 63 Cục Thuế toàn quốc. (Ảnh: Tổng cục Thuế)
(PLVN) - Với quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), ước thực hiện cả năm 2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 5,5% dự toán, bằng 95,4% so với thực hiện năm 2022.

Fiin Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm BBB- cho F88

Fiin Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm BBB- cho F88
(PLVN) -  Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường, thậm chí lỗ trong ngắn hạn nhưng tổng thể hoạt động kinh doanh, quản trị vẫn được đánh giá ổn định, thậm chí dự báo tích cực là lý do Fiin Ratings tiếp tục duy trì điểm tín dụng BBB- cho F88.

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cần tận dụng tốt thế và lực để bứt phá

Cùng tham dự buổi làm việc có Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn; đại diện Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Tập thể Lãnh đạo và đại diện các Chi cục thuộc Cục Thuế TP Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với Cục thuế TP Hồ Chí Minh về tiến độ thu ngân sách. Đến thời điểm hiện tại, dự báo khả năng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý năm 2023 hụt gần 5.300 tỷ đồng, đơn vị đặt mục tiêu sẽ phấn đấu hoàn thành 100% dự toán trong 2 tuần “nước rút”…