Chống tham nhũng: Thừa quyết tâm nhưng thiếu thực tâm

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Chúng ta đã thực tâm, đồng lòng trong chuyện chống tham nhũng chưa? Câu trả lời có lẽ là “chưa”, bởi nếu thực tâm thì tình hình tham nhũng sẽ không diễn biến ngày càng phức tạp với các thủ đoạn tinh vi như đánh giá của các cơ quan được giao nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Quyết tâm có thừa nhưng nếu không thực tâm thì không mang lại hiệu quả mong muốn.

Dẫn chứng ở một lĩnh vực mà tham nhũng dễ lộ diện nhất là quản lý và sử dụng đất đai thì thấy rõ nhận định này. Đơn giản nhất là cái việc cấp “sổ đỏ” thuộc trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của công dân nhưng lại là mảnh đất béo bở cho tham nhũng hoành hành. Khảo sát cho thấy, tại TP Hồ Chí Minh, 28% số người được hỏi cho là phải bỏ tiền ra mới được cấp “sổ đỏ”, bình quân là 14,5 triệu một vụ.

Nguy hiểm là ở chỗ nhiều người đồng ý với việc “xì tiền” ra này, “có 14, 5 triệu thôi ư, ở đâu mách em với” – một ý kiến cảm thán sau bài báo. Tham nhũng vặt đã đến mức độ phổ biến buộc người dân phải sống chung với nó.

Hoặc, ở một vụ việc cụ thể. Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) một hộ dân bị thu hồi đất “phục vụ cho mục đích công cộng”, bị ép đến tận cùng phải giao đất, kể cả dùng những biện pháp hành chính thô bạo như Chủ tịch gửi công văn đến chỗ chủ hộ công tác yêu cầu kiểm điểm, cho nghỉ việc vì “không chấp hành chủ trương giao đất”, bắt phạt tiền hàng tỷ...

Thu hồi xong mảnh đất cha ông của người ta ở vị trí đắc địa nhất của thị xã giờ giao cho một doanh nghiệp tư nhân mở nhà hàng, karaoke. Rõ ràng, đủ yếu tố để cấu thành hành vi lạm dụng quyền lực nhưng sẽ không bao giờ được xem xét, xử lý đến nơi đến chốn, vì thế quản lý đất đai luôn luôn là khu vực màu mỡ nuôi dưỡng nạn tham nhũng hoành hành.

Mới nhất, hôm qua (15/8), vụ tham nhũng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) với 15 bị cáo, đứng đầu là nguyên Chủ tịch huyện này với "bộ sậu" là Phó Chủ tịch huyện thường trực, Trưởng, Phó phòng Tài nguyên – Môi trường được đưa ra xét xử nhưng lại phải hoãn bơi thiếu 1 bị cáo và một số người liên quan. Đáng chú ý là vụ việc tham nhũng này xảy ra từ những năm 2013, 2014 giờ mới bị xét xử, độ nóng đã giảm rất nhiều, tính kịp thời, tác dụng răn đe, cảnh báo đã giảm thiểu đáng kể.

Một dẫn chứng khác, cũng rất thuyết phục là chiếm phần lớn các khiếu nại, tố cáo của dân thuộc lĩnh vực đất đai nhưng làm rõ và giải quyết không được là bao khiến vụ việc tồn đọng và kéo dài, gây mất ổn định xã hội, xói mòn niềm tin. Số đất đai tham nhũng hàng trăm hécta theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ bị phát hiện nhưng thu hồi cũng rất ít. 

Chúng ta đang bắt tay vào sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng. Có thể nhận xét rằng, Luật đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ, cái cần bổ sung là các biện pháp phòng chống phù hợp, khả thi và cái cần nhất là thực tâm chống tham nhũng, kiên quyết không thỏa hiệp với tham nhũng của cả hệ thống chính trị.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...