"Chồn chân “chạy trường" chuyển sang "chiến dịch "săn cô giỏi"?

Nhiều phụ huynh sau khi đi “lòng vòng” khắp nơi lại quay về đích... gần nhà cho “dễ thở”. Bởi theo sự dày công “nghiên cứu” của nhiều phụ huynh thì hiện nay, các cô giáo đều được học bài bản với phương pháp mới, ở trường nào cũng có cô dạy giỏi- điều quan trong phải tiếp cận được “trúng” cô mà thôi.

Thời điểm này, câu chuyện luôn nóng hổi và 'sốt xình xịch' với những gia đình có con vào lớp 1. Lo luyện chữ, chọn trường, chọn cô cho bé, luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi với các bậc phụ huynh... 

Lớp 1 ơi lớp 1
Lớp 1 ơi lớp 1
Nóng bỏng và ráo riết
Trên các diễn đàn mạng, các trường công “nóng bỏng tay” hiện nay có thể kể đến Trường tiểu học Thực nghiệm. Năm học 2011-2012, tuyển sinh đầu cấp "mở màn" bằng hình ảnh phụ huynh Hà Nội chờ đợi từ 3h để mua đơn dự thi vào trường.
Mặc dù nhà trường thông báo mở cổng trường từ 6h sáng và bắt đầu bán đơn từ 7h nhưng từ 3- 4h đã có nhiều phụ huynh đứng đợi sẵn ở cổng. Và chỉ nửa tiếng sau khi trường mở cửa, khoảng 600 đơn đã được bán hết. Nhiều phụ huynh cho biết, sở dĩ năm học này lượng đơn ghi danh bán ra với số lượng "khủng", trong khi mọi năm phải bán đến tận trưa mới hết là do thông tin GS Ngô Bảo Châu đã từng học tại trường.
Kế đến là Trường tiểu học Nam Thành Công, tiểu học Kim Đồng, Kim Liên, Trưng Vương… những trường điểm khiến nhiều phụ huynh lắc đầu, lè lưỡi vì khá chật vật khi xin cho con theo học. 
Bên cạnh hệ thống trường công là những trường dân lập vì quá “ nóng” nên để vào được các trường này, các bé chưa vào lớp 1 đã phải trải qua kì sơ tuyển IQ như: Trường dân lập Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn… Mặc dù mức học phí ngất ngưởng nhưng nhiều phụ huynh vẫn không ngại ngần đâm đơn cho con theo học. Đơn cử, năm 2011, chỉ tiêu vào Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm chỉ có 500 học sinh nhưng có đến 1.600 đơn dự tuyển...
Thông thường, nhắm cho con vào trường nào luôn được các bậc phụ huynh lên chương trình ngay từ khi các bé vào mẫu giáo lớn. Và ai cũng thấu đáo khi đã được rỉ tai về đường đi nước bước và phải rất khéo léo vì không phải cứ sẵn sàng... chi “đẹp” là đủ.
Chị Mai Trang- quận Đống Đa ( Hà Nội) cho biết, “Suốt từ sau tết tới giờ mình cứ đau đầu tìm trường cho cậu nhóc thứ hai. Mình đã định nhắm vào trường Tiểu học Thực nghiệm mặc dù biết là mức chi cũng kha khá, nghe chừng khoảng trên 2.000 USD, đã định là cố gắng vận dụng mọi “quan hệ” để có một suất cho nhóc. Nhưng rồi nghe mọi người nói, học trường đó khá nặng với trẻ, tối về lại phải học rất nhiều nên nhà mình “ nản” vì cấp 1 cũng chưa muốn cháu phải học vất vả... 
Đó là phương án hai của chị Mai Trang, vì nếu không học trường đó chị đã có sẵn mối quan hệ để lo cho nhóc vào trường tiểu học Kim Đồng vì con bé lớn nhà chị cũng đang học ở đó rồi, chị em học cùng với nhau cho tiện đưa đón. Thế nhưng, những ngày này chị thực sự hốt hoảng và lo lắng khi được nhà trường thông báo rằng năm nay chỉ có 7 lớp học sinh đúng tuyến và không thể nhận thêm học sinh trái tuyến nào.
Sự hoang mang này lây lan sang cả cậu nhóc, cậu bảo với mẹ: “Con không được học trường với chị Nghé ( trường Kim Đồng) thì mẹ xin cho con học trường chị Cún đi ( trường Nam Thành Công), không con không được đi học lớp 1 hả mẹ ( ?)”... Chính vì thế, thời điểm này chị Mai Trang lại đang rốt ráo vào cuộc đua mới.
Chị Quỳnh Anh (quận Ba Đình) thì sau khi lên các diễn đàn tìm hiểu thì suy tính, dù thích cho con học trường công vì học phí dễ chịu nhưng lại sợ bệnh thành tích và áp lực học nặng nề. Vào trường dân lập rảnh rang hơn và các bé được rèn luyện nhiều về các kĩ năng mềm như tiếng Anh, giao tiếp nhưng nhìn các khoản tiền phải đóng, chị càng choáng váng.
 Ngay từ đầu năm học này, một số trường tiểu học dân lập đã thông báo tăng học phí. Nếu học sinh học những khóa trước của Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm đóng khoảng 34 triệu đồng/năm, lớp đầu cấp năm 2012, mỗi tháng học sinh tiểu học đóng gần 5 triệu đồng. Riêng các lớp có yếu tố nước ngoài, mức đóng gấp đôi. 
Theo thông báo tuyển sinh lớp 1, năm học 2012- 2013 của Trường tiểu học dân lập Nguyễn Siêu, mức học phí được ghi chú “nhà trường có thể điều chỉnh mức thu theo tình hình thực tế như tăng lương, trượt giá…”. Mức học phí của trường này năm học 2011- 2012 khoảng 200 USD/tháng...
“Ta về ta tắm ao ta”
Tuy nhiên, một hai năm trở lại đây, quan điểm của nhiều phụ huynh cũng có nhiều thay đổi. Với quan niệm “cấp 1 chọn cô, cấp 2 chọn lớp, cấp 3 chọn trường” nhiều phụ huynh cho rằng, dù trường công hay tư, trường quốc tế hay trường “làng” thì chất lượng chủ yếu nằm ở người giảng dạy, chỉ cần chọn cô giáo tốt, tâm huyết với học sinh thì con sẽ hứng thú học tập.
Chính vì thế, nhiều phụ huynh sau khi đi “lòng vòng” khắp nơi lại quay về đích... gần nhà cho “dễ thở”. Bởi theo sự dày công “ nghiên cứu” của nhiều phụ huynh thì hiện nay, các cô giáo đều được học bài bản với phương pháp mới, ở trường nào cũng có cô dạy giỏi- điều quan trong phải tiếp cận được “trúng” cô mà thôi.
Sau một năm nâng lên đặt xuống với rất nhiều trăn trở, hăm hở mục tiêu vào Tiểu học Thực nghiệm và một số trường điểm khác, đương nhiên là trái tuyến, chị Sơn ( Mỹ Đình ) đã đưa ra một quyết định cuối cùng, đó là rinh “gái lớn” về trường làng. Mà trường "làng xịn" hẳn hoi, cách nhà những 20 km.
Lý do được chị đưa ra hết sức tự tin: “Hồi nhỏ mình cũng học trường đó, giờ mấy đứa cháu mình cũng học ở đó mà toàn là học sinh giỏi thành phố cả. Tuy đi làm xa một chút nhưng chịu khó cố gắng vậy. Chứ học các trường trên phố nghe nói mỗi trường chỉ có một hai cô giỏi thôi, sĩ số lớp lại xấp xỉ 60 học sinh thì cô uốn nắn sao xuể. Ngay cả vào trường điểm, nếu không chọn được cô thì cũng thường vậy thôi”. 
Trên trang Web Trẻ thơ, thành viên Vitcun03 đã đưa ra một số lợi ích của việc chọn trường gần nhà theo kinh nghiệm của mình: “Cho học gần nhà để: đảm bảo sức khỏe (đôi khi cái này quan trọng hơn việc học); giảm tải vất vả, tiết kiệm thời gian cho bố mẹ trong việc đưa đón, thời gian tiết kiệm được có thể làm “cô giáo” tại gia, hướng dẫn cho con nhiều thứ hơn ở trường rất nhiều (nếu bạn không quá coi trọng vở sạch chữ đẹp, danh hiệu HSG..)…”
Mẹ Kiki love… cũng chia sẻ: “Bé nhà mình sang năm sẽ học lớp 1. Mình dự kiến sẽ cho cháu học đúng tuyến cho gần nhà”. Ngoài ra, nhiều mẹ cho rằng bé mới vào lớp 1 không nên kì vọng quá. Mẹ Cốm cho rằng “không nên đặt nặng thành tích vì mình nghĩ bé mới học tiểu học không cần quá giỏi… và muốn con vào trường công lập”.
Mẹ Megan thì chia sẻ, một người bạn là giáo viên của chị đã khuyên rằng “tiểu học thì quan trọng là chọn cô, chứ không phải chọn trường” và ý kiến này đã nhận được sự đồng thuận của khá nhiều mẹ. Thành viên Vitcun03 đồng tình: “Chọn trường không bằng chọn cô, cái này tớ thấy đúng, vì một lớp 48-50 cháu, nếu cô quan tâm hơn 1 chút xíu thôi (nghiêm khắc hơn khi cần thiết) thì sẽ tốt hơn cho cháu rất nhiều về ý thức học tập hoặc tính tự tin...”.
Tuy nhiên, một số mẹ khác thì chọn trường “gần nhà” bằng cách sẵn sàng bán nhà ở khu “ trái tuyến” để mua nhà ở khu đúng tuyến cho tiện việc đi lại, học hành của cả gia đình (!)...
Uyên Na

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.