Trọng tài thương mại góp phần đảm bảo cho Việt Nam hội nhập

Ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch Thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch Thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
(PLO) - Trọng tài Quốc tế và Pháp quyền vì thị trường bền vững là buổi tọa đàm vừa được tổ chức.

Tỷ lệ lựa chọn trọng tài chiếm tới 47%

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới, là địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Để thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động thiết thực cùng các cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp (DN).

Vấn đề này một lần nữa được nhấn mạnh, đặc biệt trong buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nhân Việt Nam gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Chính phủ luôn nhất quán theo chủ trương đã đề ra: Chính phủ kiến tạo đồng hành cùng DN và bảo vệ đến cùng DN và các nhà đầu tư.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ông Vũ Ánh Dương, Việt Nam luôn chú trọng việc cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác xét xử đạt mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, liêm minh, bảo vệ công lý. Hoạt động tư pháp trong đó trọng tâm là hoạt động xét xử tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Bên cạnh đó, phương thức trọng tài cũng được Nhà nước Việt Nam khuyến khích và phát triển. Đây là chủ trương của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong đó khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua phương thức lựa chọn (ADRs), đó là phương thức hòa giải và trọng tài và tòa án có trách nhiệm hỗ trợ việc trọng tài công nhận kết quả việc giải quyết bằng trọng tài.

Theo Hội Luật gia Việt Nam, Luật Trọng tài ban hành sẽ góp phần giải quyết số lượng tranh chấp kinh doanh thương mại lên đến khoảng 10% trong tổng số các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh tại Việt Nam. 

“Trọng tài thương mại được coi là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm như: thủ tục đơn giản, linh hoạt; nhanh gọn, giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian và chi phí. Phù hợp để giải quyết tranh chấp kinh doanh vốn luôn đòi hỏi tiêu chí nhanh chóng hiệu quả. Ở xã hội, trọng tài phát triển cũng góp phần giảm tải khối lượng tranh chấp đang quá tải tại tòa án. Ở góc độ vĩ mô thì Nhà nước cũng giảm bớt được một phần ngân sách về đầu tư hệ thống tòa án, nếu như trọng tài phát triển. Hiện nay, thực tiễn tại Việt Nam thì tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp có thể được đưa ra, giải quyết bằng trọng tài và tòa án, vì vậy nhà đầu tư trong hay ngoài nước cũng có thể tiếp cận và sử dụng 2 phương thức này để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong hoạt động đầu tư và kinh doanh”, ông Dương cho biết thêm.

“Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2016, về việc sử dụng trọng tài tại Việt Nam, về đánh giá năng lực cạnh tranh tại các tỉnh do VCCI thực hiện năm 2016, khảo sát trên 10.000 doanh nghiệp thì thứ tự ưu tiên để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ lựa chọn trọng tài là phương thức thay thế chiếm tới 47%. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch rõ rệt của các doanh nghiệp đang chuyển từ tòa án truyền thống sang trọng tài thương mại tại Việt Nam. 

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ trong 21 ngày

Theo báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã đạt được điểm tối đa về tính sẵn có của một khung pháp lý phù hợp trong hoạt động trọng tài tại Việt Nam với chỉ số 2/3 điểm (1 điểm còn lại thuộc về phương thức hòa giải. Đặc biệt, năm 2016 khi đó Việt Nam chưa có Nghị định về hòa giải thương mại). Vào tháng 4 vừa rồi, Chính phủ Việt Nam đã chính thức ban hành thêm Nghị định về trọng tài thương mại, chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đạt điểm tối đa”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Ánh Dương, hiện Việt Nam có 17 trung tâm trọng tài với 158 trọng tài viên trong đó 130 trọng tài viên Việt Nam và 38 trọng tài viên nước ngoài. Theo thống kê có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có doanh nghiệp giải quyết tranh chấp qua VIAC. 

Theo đó, giải quyết tranh chấp được giải quyết nhanh chóng hiệu quả. Thời gian giải quyết 1 vụ tranh chấp tại VIAC trung bình 156 ngày, tuy nhiên vừa rồi năm 2017 ban hành bộ quy tắc, áp dụng thủ tục rút gọn, theo đó các bên có thể thỏa thuận rút ngắn quy trình, thủ tục thời gian giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có nhiều vụ giải quyết tranh chấp nhanh chóng, trong 21 ngày. Điều này chứng tỏ việc giải quyết bằng trọng tài về giải quyết tranh chấp có nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Tình trạng hiện nay tại Việt Nam, đang có rất nhiều tín hiệu thuận lợi. 

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.