Chiêm ngưỡng Chùa Sắc Tứ Khải Đoan với vẻ đẹp cổ kính say đắm lòng người - Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam

Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)
Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng ở Việt Nam (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chùa Sắc tứ Khải Đoan toạ lạc tại đường Phan Bội Châu, Buôn Ma Thuột , Đắk Lắk là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo trong thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam và cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam. Nơi đây còn được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội,…

Chùa Sắc tứ Khải Đoan được Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của vua Khải Định, thân mẫu vua Bảo Đại) xây dựng vào năm 1951. Đến năm 1953, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan” dưới đời vua Bảo Đại nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ.

Tên của ngôi chùa được đặt theo sự kết hợp giữa tên của Hoàng Đế Khải Định và Hoàng Thái Hậu Đoan Huy (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Tên của ngôi chùa được đặt theo sự kết hợp giữa tên của Hoàng Đế Khải Định và Hoàng Thái Hậu Đoan Huy (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến trúc hiện đại. Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng.

Chất liệu xây dựng chủ yếu là gỗ (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Chất liệu xây dựng chủ yếu là gỗ (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn thể ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút.

Mái ngói cong cong, mềm mại. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Mái ngói cong cong, mềm mại. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Cũng như các ngôi chùa khác, phía trước chùa sắc tứ Khải Đoan là cổng tam quan, tiếp đến là chính điện, còn phía sau là hậu tổ. Phần chính điện được xây dựng với các cột gỗ lim vững chãi và nổi bật với tượng Phật Thích Ca uy nghi cùng chiếc chuông đồng lớn đặt ở gian bên phải.

Chính điện với những cột gỗ lim vững chãi. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Chính điện với những cột gỗ lim vững chãi. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Tượng Phật được chế tác bằng đồng, cao 1,1m, đài sen được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, công phu. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Tượng Phật được chế tác bằng đồng, cao 1,1m, đài sen được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, công phu. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Bên trái Chính điện là điện Quán Thế Âm Bồ Tát được tạo dựng năm 1970. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Bên trái Chính điện là điện Quán Thế Âm Bồ Tát được tạo dựng năm 1970. (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Tuy đã được trùng tu khá nhiều lần cũng như xây mới thêm các hạng mục, nhưng chùa Sắc tứ Khải Đoan vẫn giữ được cái hồn của một ngôi chùa cổ. Hiện nay, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn mà còn là điểm du lịch thu hút rất đông du khách ghé thăm khi đến Tây Nguyên.

Chùa Khải Đoan đã trải qua khá nhiều lần trùng tu vào năm 2012, 2015… (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Chùa Khải Đoan đã trải qua khá nhiều lần trùng tu vào năm 2012, 2015… (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Chùa có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng với nhiều cây xanh, hoa, tiểu cảnh… (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Chùa có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng với nhiều cây xanh, hoa, tiểu cảnh… (Ảnh: Chùa Sắc tứ Khải Đoan)

Dưới triều đại phong kiến, sắc tứ là tờ lệnh của vua ban cho một ngôi chùa hay một người, một sự vật đặc biệt nào đó. Dưới triều Nguyễn, những ngôi chùa được sắc tứ thường là một danh thắng có tiếng, có quy mô lớn, được trang trí lộng lẫy, nguy nga.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.