Chỉ số Cải cách hành chính: Tổng cục Hải quan 7 năm liên tiếp trong khối dẫn đầu

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa - (Ảnh Thu Dịu)
Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa - (Ảnh Thu Dịu)
(PLVN) -Với tổng điểm đạt 91,5/100 điểm, năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Tổng cục Hải quan đứng đầu trong khối Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về Chỉ số cải cách hành chính.

Nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

Theo Quyết định số 2664/QĐ-BTC ngày 1/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Tổng cục Hải quan đứng đầu trong khối Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) với tổng điểm đạt 91,5/100 điểm. Kết quả đạt được cho thấy quyết tâm của ngành Hải quan trong nỗ lực CCHC nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, giảm chi phí, tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Chỉ số CCHC đã được Bộ Tài chính triển khai định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả CCHC của các đơn vị theo 7 lĩnh vực (công tác chỉ đạo điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính), trong đó khối Tổng cục và tương đương được đánh giá trên 7 lĩnh vực với thang điểm đánh giá 100 điểm.

Để có được kết quả này, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời tích cực quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính để làm phương châm hành động, triển khai đồng bộ và toàn diện công tác CCHC trong toàn ngành. Với mục tiêu hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, ngành Hải quan tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Một số giải pháp nổi bật thời gian qua có thể kể đến như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử để thực hiện thủ tục hải quan; triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, thông qua ký kết với 45 ngân hàng để phối hợp thu (số thuế xuất nhập khẩu thu được qua cổng thanh toán điện tử hiện đã chiếm khoảng 98% tổng số thu ngân sách của ngành Hải quan); triển khai Đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” nhằm gia tăng tiện ích, đa dạng hóa phương thức nộp thuế điện tử, giảm thời gian nộp thuế; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình đạt 61,8%.

Ngoài ra, phối hợp thực hiện 250 TTHC của 13 Bộ, ngành kết nối, thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia, kết nối Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước thành viên ASEAN; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực hải quan giai đoạn 2020 - 2025 đạt 8%, cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đạt 10,2 tỷ đồng/năm; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến nộp sổ hộ khẩu giấy theo hướng thay thế nộp giấy tờ giấy bằng việc khai thác thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, Tổng cục Hải quan tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên rà soát, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Bên cạnh đó, các giải pháp chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Tổng cục triển khai quyết liệt; đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế điện tử và thông quan 24/7; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán giao; tăng cường công tác kiểm soát chi, bảo đảm chi đúng, chi đủ, có hiệu quả; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công tác CCHC của Tổng cục Hải quan đã có sự phát triển vượt bậc, qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thông thoáng, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong giai đoạn 2021 - 2030, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện hài hòa mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, CCHC được Tổng cục Hải quan xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu phục vụ.

Đến nay, tổng số TTHC còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 774 thủ tục, riêng lĩnh vực hải quan là 225 TTHC. Về cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, tính đến ngày 18/10/2023, Bộ Tài chính đã ban hành 11 quyết định công bố bãi bỏ 29 TTHC, sửa đổi, bổ sung, thay thế 18 TTHC và ban hành mới 3 TTHC trong lĩnh vực thuế, quản lý giá, công sản.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.