Chị Hương “dân số”

Ảnh minh họa nguồn internet
Ảnh minh họa nguồn internet
(PLO) - Đó là y sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Trạm Y tế xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) - phụ trách công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình HHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản xã Phú Đức. 

Chị Hương là một trong số ít cán bộ của huyện Tam Nông được Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam tặng thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp dân số”. 

Với chức phận là một cô y sĩ xã nhưng chị Hương đã nỗ lực vượt khó, nhiệt tâm phấn đấu vì chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) ở địa phương, góp phần làm chuyển đổi nhận thức của người dân một xã trung tâm vùng Đồng Tháp Mười trong việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số.

Chị Hương sinh năm 1965, nhà ở thành phố Cao Lãnh. Sau khi tốt nghiệp khóa y sĩ sản nhi tại Trường Trung học y tế Đồng Tháp, chị kết hôn với anh Trần Hữu Trí, quê ở huyện Tam Nông nên gái thành phố theo chồng về xứ Đồng Tháp Mười “muỗi giăng như mắc cửi, đỉa lội tự bánh canh”  trong điều kiện sinh hoạt, công tác ở đây vô cùng khó khăn, khắc nghiệt.

Hồi chị mới về nhận công tác, đời sống người dân còn nghèo khổ, lạc hậu lắm. Trình độ dân trí hạn chế, giao thông đi lại còn nhiều cản trở, không có đường bộ, chỉ đi lại bằng đường thủy, mỗi ngày, từ xã muốn ra huyện chỉ có một chuyến đò. Nếu trễ đò thì phải đi bộ trên con đường mòn, qua nhiều cầu tre lắt lẻo… rất mất thời gian, công sức. Chuyện sinh đẻ của chị em phải “phó thác” cho các “bà mụ vườn”;  may mắn thì “mẹ tròn, con vuông”, còn rủi ro thì hậu quả khó lường!

Hồi đó xã còn chưa có trụ sở Trạm y tế, y sĩ Lan Hương phải ở nhờ trong nhà dân để công tác. Không nề hà, với trình độ và sức trẻ của mình, chị hết mình lao vào công việc. Thấy chị làm việc tận tụy và hiệu quả, hơn một năm sau, UBND xã cấp riêng cho chị một căn phòng vừa để ở, vừa để làm việc. 

Từ khi có cô y sĩ Lan Hương, chuyện đỡ đẻ đã được thay đổi nâng lên theo hướng khoa học. Người dân không còn phải chịu sự may rủi khi phải “đi biển mồ côi một mình”. Công tác được 5 năm, vào năm 1991, y sĩ Lan Hương được điều động đến đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Trạm y tế xã Phú Đức. Năm 1993, y sĩ Lan Hương kiêm nhiệm luôn vai trò Phó Trưởng Ban chuyên trách dân số-KHHGĐ xã Phú Đức cho đến nay…

Ở vùng quê hẻo lánh này, chị Hương luôn thấu hiểu cảnh nghèo đói của nhiều hộ dân là sinh đẻ nhiều nên chị đã làm việc rất tích cực, không quản ngại gian nan, vất vả. Với tấm lòng đam mê và bằng sự kiên trì, xông xáo quyết tâm phấn đấu, nỗ lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, y sĩ Lan Hương thường xuyên được lãnh đạo ngành Dân số-KHHGĐ và ngành y tế cấp trên triển khai, hướng dẫn và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do tỉnh, huyện tổ chức.

Y sĩ Lan Hương còn dành thời gian nghiên cứu tài liệu chính sách về dân số-KHHGĐ, nghe đài, xem Tivi, đọc báo… để trang bị thêm kiến thức, nâng cao trình độ. Y sĩ Lan Hương tâm sự: “Đến nay, trải qua gần 30 năm công tác trong ngành y tế và trên 23 năm phụ trách chương trình dân số-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, có rất nhiều lần tôi trực tiếp đi tuyên truyền, vận động thực tế, giáo dục, thuyết phục người dân tự nguyện chấp nhận áp dụng quy mô gia đình ít con-khỏe mạnh-hạnh phúc-giàu có. Từ đó, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý để vận dụng vào nhiệm vụ kịp thời, đúng lúc và đạt hiệu quả cao…”. 

Chị Hương còn xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số-KHHGĐ nhiệt tình, tâm huyết phụ trách ở từng khu vực dân cư, tranh thủ kinh phí mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao kiến thức và cùng các thành viên đến tận từng xóm, ấp, cụm-tuyến dân cư để điều tra, nắm chắc các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng KHHGĐ; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh từng gia đình mà có kế hoạch tư vấn kịp thời, đúng lúc…

Bên cạnh những lần đến tận nhà đối tượng để vận động, cấp phát những phương tiện tránh thai, y sĩ Hương còn tranh thủ thuyết phục những người quen khi có dịp gặp nhau trong cuộc sống thường ngày. Y sĩ Hương luôn bám sát địa bàn, tổ chức họp tổ, nhóm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng gia đình, từng đối tượng và tham mưu với Trưởng Ban Dân số -KHHGĐ xã, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể địa phương hỗ trợ vốn kịp thời cho những hộ khó khăn, đã thực hiện KHHGĐ bằng biện pháp triệt sản để họ có vốn làm ăn, phát triển kinh tế gia đình…

Một câu hỏi luôn đặt ra đối với y sĩ Hương là làm thế nào để giúp đối tượng hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sinh đẻ có kế hoạch? Từ đó, y sĩ Hương luôn tìm mọi cách tiếp cận với những gia đình đông con, nghèo khổ và các gia đình đã có đủ 2 con để tâm tình, giải thích cặn kẽ và thuyết phục họ chấp nhận thực hiện sinh đẻ có kế hoạch bằng các biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn…

Y sĩ Hương bày tỏ: “Là y sĩ sản nhi, tôi có điều kiện tiếp xúc, gần gũi với nhiều phụ nữ nên được nhiều chị em tin tưởng. Khi chị em đến sinh nở hoặc khám phụ khoa, tôi tranh thủ tìm hiểu hoàn cảnh, cuộc sống… để gần gũi, chia sẻ từ đó tạo được niềm tin cho mọi người”.

Chính sự kiên trì, bền bỉ như thế, y sĩ Lan Hương luôn nhẹ nhàng thuyết phục, không chỉ bằng lời nói mà bằng cả việc làm cụ thể nên nhận thức của nhân dân về công tác dân số-KHHGĐ đã được chuyển biến tích cực, nâng cao. Hơn 23 năm qua, y sĩ Lan Hương luôn hoàn thành công việc bận rộn và nhiều áp lực với một niềm say mê, nhiệt huyết.

Bên cạnh sự nỗ lực bản thân, còn có sự động viên, chia sẻ, góp sức của chồng, con. Chồng chị là bác sĩ Trần Hữu Trí- Giám đốc Trung tâm y tế huyện Tam Nông. Anh chị là bạn thân học cùng một lớp từ hời trung học, nay là bạn đời cùng nhau chung lưng đấu cật trên mọi nẻo đường đời.

Nói về y sĩ Lan Hương, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Dân số-KHHGĐ xã Phú Đức nhận xét: “Phú Đức là xã vùng sâu của huyện Tam Nông còn lắm khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế… nên dẫn đến việc thực hiện KHHGĐ ở đây rất thấp. Từ năm 1993 đến nay, khi y sĩ Lan Hương làm Phó ban chuyên trách Dân số -KHHGĐ và hiện nay là cán bộ phụ trách công tác dân số-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của xã thì nhận thức của người dân được nâng lên, số cặp vợ chồng áp dụng KHHGĐ tăng đáng kể. Đồng chí Hương rất linh hoạt và tâm huyết với công tác này nên đã đưa xã Phú Đức vươn lên nhiều năm liền là điểm sáng về công tác dân số-KHHGĐ của huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Nói thật lòng là bà con và xã ghi nhận và rất cảm ơn nỗ lực của đồng chí Hương”.

Đọc thêm

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.