WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: TASS
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: TASS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Mới đây, tại cuộc họp thứ 13 của Cơ quan đàm phán liên chính phủ về thỏa thuận đại dịch của WHO ngày 7/4, Tổng Giám đốc WHO đã nhắc lại hậu quả khủng khiếp của đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới. Ông nhấn mạnh rằng "đại dịch tiếp theo sẽ không chờ đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống".

Cụ thể, trên vtv.vn đưa tin, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các chính phủ đầu tư vào an ninh y tế và hoàn thiện Thỏa thuận Đại dịch - một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa và ứng phó với đại dịch.

"Một đợt đại dịch lây nhiễm tương tự mới có thể xảy ra trong 20 năm hay lâu hơn, hoặc có thể xảy ra vào ngày mai. Nhưng nó sẽ xảy ra, và dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải sẵn sàng", Tổng Giám đốc WHO nói, mô tả đó là một điều chắc chắn về mặt dịch tễ học, không phải là một rủi ro về lý thuyết.

"Đại dịch COVID-19 giờ đây có vẻ như là một ký ức xa vời, bị lấn át bởi xung đột, gián đoạn địa chính trị và kinh tế. Nhưng đại dịch tiếp theo sẽ không đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống", ông nói thêm: "Đó là lý do tại sao thế giới cần sự tham gia và lãnh đạo của các bạn để đưa Thỏa thuận Đại dịch của WHO đến đích".

Liên quan đến nội dung này, trên tờ Công Lý có đưa tin, người đứng đầu WHO cho biết: "Bạn đã thấy những gì đại dịch COVID-19 đã làm. Chính thức 7 triệu người đã thiệt mạng, nhưng chúng tôi ước tính con số thực sự là 20 triệu. Và ngoài cái giá phải trả về con người, đại dịch đã quét sạch hơn 10 nghìn tỷ đô la Mỹ khỏi nền kinh tế toàn cầu".

Người đứng đầu WHO bày tỏ hy vọng có thể đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Đại dịch của WHO. Ông đảm bảo, "thỏa thuận này sẽ không vi phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Trên thực tế, ngược lại, nó sẽ tăng cường chủ quyền quốc gia và hành động quốc tế".

Ngày 8/4, Mỹ đã đề xuất khoản chi cho ngân sách quốc phòng kỷ lục 1.000 tỷ USD. Vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã công bố một kế hoạch huy động tới 800 tỷ Euro để quân sự hóa khối này, với lý do nhận thấy mối đe dọa từ Nga.

Mặc dù Thỏa thuận Đại dịch đang được thảo luận tại WHO không nêu rõ số tiền chính xác mà các chính phủ dự kiến ​​sẽ phân bổ, nhưng nó nhằm mục đích cải thiện sự chuẩn bị và ứng phó trên toàn cầu đối với các mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai.

Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 77 được tổ chức tại Geneva từ ngày 27/5 đến ngày 1/6/2024, đã nhất trí đưa ra các sửa đổi đối với Quy định Y tế Quốc tế và tiếp tục đàm phán về thỏa thuận đại dịch.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm do COVID-19 có hiệu lực từ cuối tháng 1/2020 đến ngày 5/5/2023. Theo WHO, tính đến ngày 23/3/2025, 777.684.506 ca nhiễm coronavirus đã được báo cáo trên toàn thế giới với 7.092.720 trường hợp tử vong.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.