Chen chúc trong lớp học Toán của ông thầy không bao giờ viết kín bảng

Chú Tú và nhóm học sinh tinh nghịch trên chiếc xe đặc biệt của thầy giáo
Chú Tú và nhóm học sinh tinh nghịch trên chiếc xe đặc biệt của thầy giáo
(PLVN) -Mỗi khi dạy học, chú Tú chỉ có thể ngồi một chỗ. Chỉ vươn tay đủ xa tới giữa bảng, viết xong chú lại xóa đi để lấy chỗ viết tiếp. Học sinh ngồi chen chúc từ cuối lớp tới tận chân bảng, vì thế, chú không thể đẩy chiếc xe lăn của mình ra đủ xa để viết đầy cái bảng trắng.

Bị bại liệt từ khi còn nhỏ, ông Lưu Đình Tú gắn bó với xe lăn đã nửa thế kỉ nay. Tính đến nay, ông đã dạy môn Toán hơn 30 năm, từ toán lớp 7 đến toán lớp 12, số lượng học sinh tìm đến và xin học luôn đủ nhiều đề khiến phòng khách 30m2 của ông chật kín.

Khi dạy học, chỗ ngồi của thầy giáo này là góc tường giữa cái bảng trắng và cái bàn làm việc nhỏ, chỉ đủ rộng cho bề ngang của chiếc xe lăn. Khi học sinh đã tràn vào lớp, ông Tú chỉ có thể ngồi cố định ở góc tường, vươn cánh tay phải ra để viết bản.

 

Không gian bảng có hạn, giảng đến đâu phải ghi bài đến đó, viết xong phải xóa đi để còn giảng tiếp, thành ra phải rất tập trung mới bắt kịp được tốc độ học của lớp. Cũng có khi có học sinh không hiểu bài, nếu chịu khó hỏi thì thế nào ông cũng xoay xở ra cách để chúng tôi hiểu được. Đó là một người thầy sáng tạo và tâm huyết thật sự.

Nhiều năm trước, tôi được theo học thầy giáo Tú trong hai năm. Đấy là hai năm đã giúp tôi hiểu thêm về mục đích của việc học Toán. Ông nói chúng tôi làm đến đâu phải ghi ra lời giải một cách gãy gọn, rồi hãy viết phép tính. “Bài toán cũng như bài văn vậy, phải diễn giải ra cho người chấm hiểu.”

Bấy giờ tôi rất hoang mang. Tôi nghĩ Toán với Văn là hai thái cực hoàn toàn trái ngược, kĩ năng làm bài và trình bày bài chắc hẳn cũng không thể liên quan tới nhau, làm sao mà làm toán lại như làm văn được?

Mãi đến khi học cấp 3, tôi ngẫm lại mới thấy cách giảng ấy thể hiện sự kết nối logic trong bài toán. Những lời giải mà ông nói tới là lời diễn giải ngắn gọn, súc tích để giải thích cho bước làm bài tiếp theo, thể hiện sự tư duy mạch lạc và rõ ràng, chứ không phải dông dài, sáng tạo tôi hay thấy trong văn học.

Một trong nhiều lứa học sinh theo học 'lớp toán thầy Tú'
Một trong nhiều lứa học sinh theo học 'lớp toán thầy Tú'

Giống thầy cô giáo trên lớp, đôi khi ông sẽ kiểm tra vở bất chợt để xem cách chúng tôi giải bài tập. Nếu không làm, ông sẽ ghi một chữ “Lười” to đùng. Nó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước nhưng cũng là thái độ nhắc nhở. Lũ học sinh của ông buộc phải chăm chỉ, chịu khó học, nếu không sẽ sớm phải bỏ học vì không theo kịp với tốc độ học của lớp.

Không phải học sinh nào cũng hợp với cùng một cách học, cùng một người giảng. Học sinh của ông Tú cũng vậy, phải theo được cường độ khá cao của lớp mới theo học được. Nhiều học sinh chỉ học được ít tháng rồi bỏ vì khó hoặc không hợp cách học, song những ai còn "trụ" được đều là học sinh học rất tốt môn này.

Những bài thầy Tú chọn không nhất thiết phải là những bài khó, nhưng chắc chắn phải là những bài toán phục vụ khả năng tư duy.

Ông giáo già năm nay đã 68 tuổi, nhưng chục lứa học sinh, lứa nào cũng gọi thầy mình là “chú” – xưng “cháu”. Một phần vì trông ông trẻ hơn độ tuổi, mái tóc còn đen và khỏe khoắn, miệng luôn nhoẻn cười, một phần vì ông muốn được gọi là “chú” hơn là “thầy”.

“Vốn chú không học nghề giáo. Chỉ là người dạy thôi,” dù công nhận mình có tâm huyết lớn với công việc đang làm, ông luôn khẳng định mình chỉ là một người đi dạy, và chỉ vậy thôi.

Lứa học sinh tốt nghiệp năm 2017 của ông Tú
Lứa học sinh tốt nghiệp năm 2017 của ông Tú

Chiếc bảng trắng được dành một phần tư cho thầy giáo giảng bài, phần còn lại được lũ học sinh tinh nghịch vẽ lên những câu bông đùa, hình ảnh dễ thương.Thầy giáo cứ phải hài hước như vậy, học sinh chúng tôi mới càng yêu mến, từ đấy càng thích học. Đấy là khi lớp học thêm Toán vào buổi tối không còn mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán và buồn ngủ nữa.

Bảng trắng thường được các học sinh vẽ hình ngộ nghĩnh để ghi dấu ấn cá nhân, viết lời chúc, lời trêu đùa
Bảng trắng thường được các học sinh vẽ hình ngộ nghĩnh để ghi dấu ấn cá nhân, viết lời chúc, lời trêu đùa 
Tốt nghiệp khoa Toán, ĐH Tổng hợp, ông Tú làm công tác viên dịch mảng Triết học trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên tại Viện Hàn lâm  Khoa học Xã hội, rồi công tác cho một tờ báo giấy lâu đời trong 13 năm. Trong khoảng thời gian ấy, họ hàng nhờ ông kèm cặp môn toán cho con cháu mình. Kết hợp với sở thích dạy học và đam mê môn Toán, "chú Tú" giúp con cháu họ đạt được nhiều tiến bộ.

Tiếng lành đồn xa, người này mách người kia đưa con tới học, dần dần ông có những lớp học được chúng tôi gọi đơn giản nhưng đầy thân thương là “lớp toán chú Tú ở (phố Lê Quý Đôn, Hà Nội)”.

Có lẽ vì đã trải qua nhiều khó khăn, mà ông hiểu và không muốn học sinh vì sự học mà phải khổ. Đã không ít người với hoàn cảnh khó khăn được ông miễn học phí.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.