Chạy vì… thiên nhiên

Giải "Chạy vì rùa" thu hút cả khách quốc tế tham gia. Ảnh: Quang Hùng.
Giải "Chạy vì rùa" thu hút cả khách quốc tế tham gia. Ảnh: Quang Hùng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, cộng đồng xã hội không còn xa lạ với các giải chạy để kêu gọi bảo vệ động, thực vật hoang dã. Đầu tháng 12 vừa qua, Giải “Chạy vì Rùa” đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 14.

Giải chạy diễn ra tại Khu đô thị quốc tế Ciputra Hà Nội do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic và đối tác Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức. Sự kiện nhằm thúc đẩy công tác bảo tồn rùa và khuyến khích cộng đồng không mua bán trái phép các loài rùa và sản phẩm từ rùa hoặc nuôi nhốt rùa làm cảnh.

Việt Nam là nơi sinh sống của 31 loài rùa với 25 loài được xếp loại ở mức độ “nguy cấp” (EN) hoặc “cực kỳ nguy cấp” (CR) theo Sách Đỏ IUCN và 28 loài được liệt kê trong các danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, 13 loài trong số đó bị nghiêm cấm hoàn toàn hoạt động khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Tuy được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hầu hết những loài rùa của Việt Nam đều đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Các loài rùa thường bị săn bắt và buôn bán trái phép ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và làm thuốc tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, các loài rùa mai mềm cũng thường được coi là “đặc sản”. Ngoài ra, rùa còn bị nuôi nhốt để làm cảnh hoặc phóng sinh tại các đền, chùa. Rùa biển cũng thường bị chế tác thành tiêu bản, mai rùa bị dùng làm đồ trang sức hoặc các sản phẩm khác.

Đầu năm 2023 cũng đã diễn ra những giải chạy vì động vật hoang dã (ĐVHD) thu hút rất nhiều người tham gia. Đó là Giải chạy vì động, thực vật hoang dã diễn ra tại khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã, trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học. Giải chạy kêu gọi công chúng ngừng săn bắt, mua bán, tiêu thụ thịt ĐVHD bất hợp pháp. Tháng 4/2023, Giải chạy Cuc Phuong Jungle Paths 2023 đã diễn ra tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và vùng đệm thuộc địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình, với sự tham gia của khoảng 2.500 vận động viên đến từ 26 quốc gia nhằm lan tỏa thông điệp “Chạy để bảo tồn”. Với mỗi km chạy của cự ly 70km và 100km, các vận động viên sẽ đóng góp 1.000 đồng vào Quỹ hoạt động bảo tồn của Trung tâm Hành động vì ĐVHD (WildAct). Toàn bộ số tiền trên sẽ được WildAct sử dụng cho các dự án giáo dục, cung cấp sách và thành lập thư viện cho trẻ em ở các vùng phụ cận vườn quốc gia - khu bảo tồn và hỗ trợ người dân đi tuần tra, tháo dỡ bẫy.

Từng bước chạy của các vận động viên tham gia Cuc Phuong Jungle Paths - Chạy để bảo tồn 2023 đã tạo nên hàng nghìn km chạy, góp phần gây quỹ bảo vệ ĐVHD cho WildAct và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên. Hoàn thành cuộc đua, đọng lại trong mỗi vận động viên là sự rộng lòng của mẹ thiên nhiên, nhiều thêm yêu thương dành cho môi trường sống xung quanh...

Có thể nói, các hoạt động thể thao để kêu gọi bảo vệ động, thực vật hoang dã dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng thông điệp mang đến cho cộng đồng lại vô cùng ý nghĩa. Đó là nếu chúng ta muốn nhìn thấy nhiều hơn nữa các loài ngoài tự nhiên trong tương lai, thì một lựa chọn rất đơn giản cho tất cả chúng ta, là hãy từ chính những hành động nhỏ bé và rất đời thường của mình, lên tiếng để các loài động, thực vật hoang dã không bao giờ phải biến mất vĩnh viễn.

Tin cùng chuyên mục

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Đọc thêm

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Cảnh báo ảnh hưởng bão số 6, Trung Trung Bộ mưa lớn diện rộng

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khoảng chiều 26/10, các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Ngãi mưa vừa, mưa to đến rất to, trọng tâm rơi vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đến Quảng Nam. Lượng mưa phổ biến 300 – 500mm trong vòng 3 ngày.

"Khả năng đổ bộ vào đất liền của bão Trà Mi còn chưa rõ ràng"

Hướng di chuyển của bão số 6 tối 24/10. Nguồn: VNDMS
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, trong những ngày tới, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành ngoài phía đông Philipines nên hướng di chuyển của bão sẽ còn có sự thay đổi bất thường.

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng

Khảo sát đánh giá lại trữ lượng mỏ cát được đấu giá 370 tỷ đồng
(PLVN) - Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng, mỏ cát ĐB2B (xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng có đặc điểm nằm hoàn toàn dưới lòng sông, không lộ thiên nên quá trình điều tra sẽ cho khảo sát, đánh giá lại trữ lượng mỏ cát xem có đúng như kết quả đã phê duyệt ban đầu hay không.