Quảng Nam: Yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm đầu nguồn sông

Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Dù mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã có lệnh đóng cửa nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra. Hệ quả môi trường bị đầu độc, hàng loạt con sông ở hạ lưu bị “bức tử” bởi nhiễm hóa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế và sức khỏe Nhân dân.

Nằm ở vùng thượng nguồn huyện Phú Ninh, mỏ vàng Bồng Miêu từng là điểm khai thác khoáng sản lớn nhất miền Trung. Sau khi tỉnh có đề án đóng cửa mỏ, những tưởng nơi đây sẽ được phục hồi môi trường; nhưng thực tế khu vực này vẫn là “điểm nóng” về khai thác vàng trái phép. Hệ lụy dễ thấy nhất là địa hình bị phá hoại, hóa chất độc hại thải trực tiếp ra môi trường theo các con suối. Cũng vì thế, các con sông ở hạ lưu như sông Tam Lãnh, sông Quế Phương, sông Tiên rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước đục ngầu, bốc mùi hóa chất...

Chỉ tay về phía dòng Quế Phương đang chuyển sang màu vàng đục, ông Trần Thanh Nhật (53 tuổi, ngụ xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước) nói: “Ngày xưa cá bơi lội đầy sông, giờ muốn tìm một con cũng khó. Có trường hợp trâu, bò uống nước sông bị chết. Người dân ngày ngày sống trong lo sợ vì nguồn nước sinh hoạt bị đe dọa nghiêm trọng”.

Hóa chất tách vàng hòa vào suối xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm những dòng sông.

Hóa chất tách vàng hòa vào suối xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm những dòng sông.

Theo người dân địa phương, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp triệt để. Truyền thông phản ánh nhiều, nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động công khai. Dù mỏ vàng có lệnh đóng hay chưa, việc khai thác trái phép vẫn diễn ra.

Ba con sông bị ô nhiễm trên hiện là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho hàng nghìn hộ dân. Sông Tiên là con sông đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hiện là nguồn nước đầu vào của Nhà máy nước Tiên Kỳ, nơi cung cấp tới 15.000m3 nước mỗi ngày cho người dân thị trấn Tiên Kỳ và các xã Tiên Lập, Tiên Thọ, Tiên Lộc, Tiên Châu. Vì thế, nước có khi màu vàng đục, có mùi khó chịu.

Bà Nguyễn Thị Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Tiên Lập xác nhận, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã tồn tại quá lâu, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe người dân. Nguyên nhân từ hoạt động khai thác vàng trái phép ở khu vực Tam Lãnh.

Trước tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chính quyền huyện Tiên Phước đã nhiều lần gửi kiến nghị, báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo xử lý. Theo báo cáo mới nhất, UBND huyện khẳng định các con sông Quế Phương, sông Tiên chảy qua địa bàn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt vàng trái phép tại khu vực Bồng Miêu (khu vực thượng nguồn của sông Quế Phương).

Nạn khai thác vàng trái phép ở Bồng Miêu vẫn diễn ra. (Ảnh trong bài: Công Huy)

Nạn khai thác vàng trái phép ở Bồng Miêu vẫn diễn ra. (Ảnh trong bài: Công Huy)

Ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã ký văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp quyết liệt. Trong đó, giao UBND huyện Phú Ninh, Sở NN&MT, Công an tỉnh cùng các ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý dứt điểm các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép tại Bồng Miêu.

UBND tỉnh yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Hai huyện Tiên Phước và Phú Ninh phối hợp với nhau trong quá trình xử lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn tại khu vực giáp ranh với xã Tam Lãnh, phải theo dõi, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng chỉ đạo xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc khôi phục lại những dòng sông đã bị tàn phá bởi hóa chất độc hại là một quá trình lâu dài, nên điều cấp thiết nhất lúc này là phải chấm dứt ngay các hoạt động khai thác vàng trái phép, chặn đứng nguồn gây ô nhiễm. Quảng Nam cần có các chế tài mạnh và thực thi đồng bộ, không chỉ dừng lại ở những chỉ đạo hay các đợt truy quét có thời hạn.

Đọc thêm

Cảnh báo lũ trên các sông nhỏ ở Bắc Bộ

Nhiều khu vực tại Thái Nguyên bị ngập lụt. Ảnh: An ninh Thủ đô
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối nay, 22/6, đến ngày 23/6, trên thượng lưu các sông Thao, Lô, Thương và Lục Nam, hạ lưu sông Cầu, các sông nhỏ ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông khoảng 2-5m.

Sáng tạo xanh của thế hệ trẻ

Các thành viên trong dự án thu gom phế liệu. (Ảnh: Kỳ Lâm)
(PLVN) - Từ những mô hình tái chế rác thải nhựa đến các dự án trồng cây phủ xanh thành phố, học sinh - sinh viên đang trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ môi trường bằng sức sáng tạo, lòng nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm với tương lai.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến đợt mưa lớn ở miền Bắc

Lý giải nguyên nhân dẫn đến đợt mưa lớn ở miền Bắc
(PLVN) - Một rãnh áp thấp hoạt động trên khu vực phía Nam của Trung Quốc. Trong hôm qua và sáng nay, rãnh thấp này dịch chuyển xuống phía Nam kết hợp hội tụ gió trên cao 3.000-5.000m và 1 vùng xoáy thấp trên khu vực phía Bắc đã gây mưa cho các tỉnh miền Bắc nước ta...

Bắt đầu đợt mưa dông ở Bắc Bộ

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 21-23/6 một đợt mưa dông mới sẽ diễn ra ở Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ gây mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to ở Bắc Bộ.

Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong chỉ đạo trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" bảo vệ thiên nhiên

"Bước chân trở về" không chỉ là hành trình gợi nhắc về cội nguồn, mà còn là nền tảng cho các sáng kiến dài hạn vì cộng đồng như phủ xanh đất trống (ảnh B.C).
(PLVN) -  Với chủ đề "Trở về cội nguồn - Trở về thiên nhiên - Trở về bản thể", chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" kêu gọi cộng đồng chung tay trồng cây gây rừng, bảo vệ thiên nhiên, tôn vinh giá trị văn hóa Việt và tạo nền tảng kết nối doanh nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, người Việt trong và ngoài nước.

Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà là vấn đề cấp bách toàn cầu

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Toạ đàm.
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tại tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững”, diễn ra vừa qua tại Trường Đại học Cần Thơ. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), với mục tiêu thúc đẩy đối thoại, kết nối nguồn lực và truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.