Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục bất cập tại một số công trình thủy điện

Thủy điện Thượng Nhật hiện có hiện tượng tiết vôi một số điểm tại thân đập, hiện tượng thấm phía vai trái đập.
Thủy điện Thượng Nhật hiện có hiện tượng tiết vôi một số điểm tại thân đập, hiện tượng thấm phía vai trái đập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau nhiều năm hoạt động vận hành, một số công trình, nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tồn tại những bất cập và bộc lộ các thiếu sót cần sớm được khắc phục, để bảo đảm an toàn quy trình vận hành nhà máy và an toàn vùng hạ du.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế vừa kiểm tra công tác quản lý vận hành, an toàn điện, quản lý công tác ứng phó thiên tai tại 12 nhà máy thủy điện đang vận hành trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, tại thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông, do Cty CP Thủy điện miền Trung Việt Nam triển khai thi công từ 2016, cuối năm 2019 hoàn thành, hoạt động), kết quả kiểm tra cho thấy hiện có hiện tượng tiết vôi một số điểm tại thân đập, hiện tượng thấm phía vai trái đập. Sở đề nghị chủ đập tiếp tục phối hợp đơn vị tư vấn quan trắc, đánh giá theo dõi để có phương án xử lý, bảo đảm an toàn.

Hiện taluy dương đường vận hành đập bị sạt trượt đất đá xuống đường và hạ lưu đập tràn, Cty cần thu dọn, khắc phục, cắm biển cảnh báo bổ sung an toàn, cảnh báo cho người đi lại trên đoạn đường này. Công trình có địa hình đồi núi dốc, mái taluy với độ cao lớn, Cty phải san gạt, sửa chữa đường vận hành, về lâu dài phải gia cố đổ bê tông nền đường.

Theo ông Lê Văn Khoa, Tổng Giám đốc Cty Thủy điện miền Trung Việt Nam, hiện Cty đã tiến hành khắc phục xong việc kết nối tín hiệu máy ICom HF, Camera với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh. Rà soát các ngầm tràn, khu vực ngập lụt trên phạm vi lòng hồ và công trình, phối hợp địa phương lắp thêm biển cảnh báo bảo đảm an toàn cho công trình và người dân trong khu vực. Tiếp tục thu dọn, đưa vào bãi thải lượng đất đá, rều rác sau khi thi công nạo vét, vệ sinh, nhằm tránh hiện tượng co hẹp dòng chảy, bồi lấp kênh xả khi có mưa lũ.

Tại thủy điện Sông Bồ, kiểm tra cho thấy hiện có hiện tượng thấm phía vai trái đập dâng. Đường vận hành dài duy nhất có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, vách núi dựng đứng, nguy cơ sạt, trượt đất, đá lăn gây mất an toàn rất cao. Sở yêu cầu chủ đầu tư phối hợp tư vấn thiết kế theo dõi, quan trắc, đánh giá, có phương án xử lý hiện tượng thấm phía vai trái đập dâng, bảo đảm an toàn đập. Tiến hành rào chắn đường vận hành để hạn chế người di chuyển khi có mưa lũ xảy ra. Về lâu dài cần nghiên cứu các giải pháp bảo đảm an toàn tuyến đường, khắc phục khi có sạt lở chia cắt, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị xe máy tại công trình.

Tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền) do Cty CP Thủy điện Rào Trăng 3 làm chủ đầu tư, cơ quan chức năng ghi nhận tuyến đường công vụ trong khu vực Nhà máy có mái ta luy với độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao. Chủ đầu tư chưa lắp đặt còi hụ cảnh báo xả lũ tại đập tràn, còi hụ cảnh báo khi vận hành phát điện tại hạ lưu nhà máy và kênh xả; chưa lắp đặt lan can bảo vệ tại khu vực cửa nhận nước và hạ lưu nhà máy, kênh xả.

Sở yêu cầu chủ đầu tư nhà máy khẩn trương lắp đặt các trang thiết bị trên để bảo đảm an toàn và ứng phó thiên tai; thường xuyên kiểm tra, quan trắc để có phương án gia cố, khắc phục kịp thời, di chuyển người lao động đến nơi an toàn, bảo đảm an toàn cho người và công trình...

Theo Sở Công Thương, thời gian qua, các nhà máy thủy điện vận hành hoạt động tuân thủ các quy định trong quản lý vận hành an toàn điện, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa. Hiện các công trình đã được cơ quan chức năng phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, ứng phó tình huống khẩn cấp, phương án bảo vệ đập, hồ chứa năm 2023. Với những hạn chế, tồn tại bất cập được chỉ ra qua công tác kiểm tra, yêu cầu các chủ đầu tư nhà máy khẩn trương khắc phục.

Sở Công Thương cũng yêu cầu Cty TNHH MTV Thủy điện Thượng Lộ (chủ đầu tư thủy điện Thượng Lộ tại huyện Nam Đông) tiếp tục theo dõi hiện tượng thấm phía tiếp giáp đập dâng bờ trái, bờ phải đập, thấm qua thân đập; để có phương án xử lý kịp thời.

Thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị của Cty CP Tư vấn điện và Xây dựng Đông Á (tư vấn kiểm định) tại báo cáo kiểm định an toàn đập năm 2022, trong đó phải thường xuyên kiểm tra việc lún, sụt toàn bộ bề mặt mái đập, phát hiện bảo dưỡng duy tu kịp thời, phê duyệt quy trình bảo trì công trình để kiểm tra bảo dưỡng và có kế hoạch sửa chữa lớn, nhỏ các hạng mục công trình, làm phao ngăn rác trước cửa lấy nước.

Tại thủy điện này, kết quả kiểm tra cho thấy, địa hình đường vận hành đập cũng là phía taluy dương nhà máy với độ dốc lớn, chủ đầu tư phải có phương án san gạt đường vận hành đập, về lâu dài phải gia cố đổ bê tông nền đường bảo đảm vận hành an toàn công trình và công tác ứng cứu khi có tình huống.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).