Chất vấn đạt kỷ lục cả số người chất vấn và trả lời chất vấn

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 6 có tính lịch sử, thành công và để lại dấu ấn quan trọng.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 6 có tính lịch sử, thành công và để lại dấu ấn quan trọng.
(PLO) - Hôm nay (11/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành tổng kết kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Đóng dấu mật chưa phù hợp

Trình bày Dự thảo báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 6 QH khóa XIV, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sau 22,5 ngày làm việc, QH đã hoàn thành nội dung chương trình kỳ họp thứ 6 và để lại những dấu ấn quan trọng, tạo đà cho đất nước phát triển bền vững trong những năm sắp tới. Kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết tâm cao, ghi nhận những đổi mới trong công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp của QH, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đáng chú ý, với sự tín nhiệm rất cao, QH đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước ta, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước, được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Bên cạnh đó, QH đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự thành viên Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc tổ chức kỳ họp thứ 6 vẫn còn một số hạn chế. “Việc đóng dấu mật một số tài liệu chưa phù hợp với mức độ mật của nội dung, gây khó khăn trong việc bảo quản và sử dụng tài liệu. Có nội dung được chuẩn bị với chất lượng còn hạn chế. Chưa khắc phục triệt để việc chậm gửi tài liệu của một số dự án luật, dự thảo nghị quyết, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và quyết định của đại biểu QH”, ông Phúc nói.

Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết vẫn còn hiện tượng đại biểu vắng mặt khá nhiều trong một số phiên họp, nhất là các phiên họp vào chiều thứ Sáu
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết vẫn còn hiện tượng đại biểu vắng mặt khá nhiều trong một số phiên họp, nhất là các phiên họp vào chiều thứ Sáu

Cũng theo Tổng Thư ký QH, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, một số câu hỏi nằm ngoài phạm vi chất vấn; có đại biểu nêu chất vấn còn dài, không đi thẳng vào trọng tâm, thông tin đưa ra thiếu chính xác; có Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề, né tránh trách nhiệm cá nhân. Cùng với đó, vẫn còn hiện tượng đại biểu vắng mặt khá nhiều trong một số phiên họp, nhất là các phiên họp vào chiều thứ Sáu...

Không hỏi mà vào bình luận thì không nên

Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được cử tri, nhân dân đánh giá cao, tuy nhiên trong kỳ họp tới cần cố gắng để khi tiến hành chất vấn theo hướng nhóm các vấn đề như kinh tế, xã hội, tư pháp, an ninh quốc phòng... để tập trung hơn. “Đặt ra 1 ngày các đại biểu hỏi về kinh tế thì Bộ trưởng sẽ trả lời, hôm sau hỏi về xã hội thì các Bộ trưởng trả lời. Kỳ sau cũng có thể đi theo các nhóm vấn đề hẹp hơn để tập trung cao hơn”, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, chất vấn là đại biểu đặt câu hỏi, người nhận câu hỏi phải trả lời. Trả lời không được thì người đặt câu hỏi có thể hỏi lại. Vừa qua cần rút kinh nghiệm về việc có những đại biểu không đặt câu hỏi nhưng lại bình luận, cuối cùng người nhận câu hỏi không trả lời, lại được người khác đứng lên trả lời hộ. “Tôi đề xuất, nếu chất vấn thì người hỏi, người trả lời. Nếu trả lời chưa đúng, người hỏi được đứng lên hỏi lại. Còn không hỏi mà vào bình luận thì không nên”- ông Định nói.

Cũng góp ý về chất vấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề cập đến ý kiến đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về phát ngôn của ông Nhưỡng liên quan đến ngành công an. Ông Giàu cho rằng cần nghiên cứu để điều hành sao cho được việc mà không căng thẳng. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thì cho rằng hỏi nhanh đáp gọn là tốt nhưng chỉ dành cho Bộ trưởng ba phút để trả lời mỗi câu hỏi thì chưa nói được hết những vấn đề cần nói.

Kết luận nội dung làm việc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 6 có tính lịch sử, thành công và để lại dấu ấn quan trọng. Công tác nhân sự làm rất đúng trình tự, quy định, định hướng chính trị. Chất vấn đạt kỷ lục cả số người chất vấn và trả lời chất vấn. “Cử tri nói họ rất thích cách chất vấn như vừa rồi, dù điều hành vất vả”- Chủ tịch QH nói, đồng thời cũng đồng ý đưa ra quy tắc là khi đại biểu hỏi thì người bị chất vấn trả lời, “chứ còn người không có liên quan thì tôi không mời”.

Cũng tại phiên họp, 100% các thành viên UBTVQH tán thành quyết định về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia và mua bù thuốc thú y dự trữ quốc gia; thông qua Dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.