Chất lượng nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Mực nước thấp nhất trong gần một thế kỷ

Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ cao thiếu hụt nước ngọt.
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ cao thiếu hụt nước ngọt.
(PLO) - “Từ năm 2015, trung bình vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bị tụt giảm lượng nước ngầm xuống 15m. Nếu như trước kia, chỉ cần đào sâu khoảng 100m đã có thể khai thác được nguồn nước ngọt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nhưng hiện nay phải đào sâu gấp đôi và vẫn có một tỷ lệ lớn nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm hóa chất không sử dụng được”.

 Đó là đánh giá của Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam về nguy cơ thiếu hụt nước ngọt ở vùng đất trù phú nông nghiệp của Việt Nam.

Trên 1,3 triệu người thiếu nước sinh hoạt

Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), hiện nay dòng chảy tại khu vực thượng nguồn sông Mê Kông giảm, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn khoảng 2 tháng so với cùng kỳ nhiều năm và sâu vào đất liền. Đã có 11/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay khoảng 210.000 ha. Khoảng 250.000 hộ gia đình với trên 1,3 triệu người thiếu nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, theo nhận xét của Bộ NN&PTNT, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu cũng như hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng dự kiến sẽ tập trung tại các tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL. Vì vậy, việc đánh giá tác động và chất lượng nguồn nước sông của khu vực ĐBSCL là rất cấp thiết góp phần hạn chế sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước -Sở TN&MT tỉnh An Giang cho biết, tại tỉnh này, trữ lượng nước ngầm không nhiều và phân bố không đồng đều. Số công trình khai thác nước dưới đất khoảng 4.746 giếng; trong đó có 233 giếng khoan không sử dụng; số giếng khoan đang khai thác phục vụ sinh hoạt là 4.513 giếng (có 553 giếng khoan khai thác phục vụ sản xuất và 3.960 giếng khoan khai thác phục vụ cho sinh hoạt). Nước ngầm tập trung chủ yếu tại các huyện đồng bằng ven sông Hậu, sông Tiền như Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu. Trữ lượng nước ngầm tại các huyện miền núi (Tri Tôn, Tịnh Biên) tương đối thấp 57.000 – 66.000 m3/tháng. Nguồn nước ngầm chủ yếu được khai thác cho mục đích sinh hoạt của các hộ dân nhỏ lẻ và cho việc sản xuất nông nghiệp tại các khu vực miền núi.

Công bố vùng cấm khai thác nước ngọt

Để bảo vệ nguồn nước trước tình trạng khan hiếm, Phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước - Sở TN&MT tỉnh An Giang cũng vừa đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc tuyên truyền người dân nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong  bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngầm; hạn chế việc khoan nước ngầm tại những khu vực có nguồn nước mặt ổn định.

Bên cạnh đó là việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, xả thải vào nguồn nước đúng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;  

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất có hiệu quả và  sử dụng luân phiên nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm là dựa vào các hồ chứa nước mặt, nơi tập trung nước từ các sông, suối, để sau đó, nước sẽ được chuyển với trữ lượng tối đa vào các kho chứa dưới đất.

Trong năm nay tỉnh An Giang còn triển khai thực hiện Dự án khoanh định công bố vùng cấm, vùng hạn chế và khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cơ sở khoa học cho công tác cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.