Gần 5,2 tỉ đồng hỗ trợ các tỉnh bị hạn hán, ngập mặn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã quyết định hỗ trợ 08 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng lớn của đợt hạn hán vừa qua gồm Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi tỉnh 500 triệu đồng để giải quyết ngay nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng hạn, nhiễm mặn.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tập trung theo dõi sát diễn biến, dự báo khí tượng, thủy văn và cung cấp các bản tin cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời gửi đến các cơ quan, các ban ngành chức năng và người dân để chủ động phương án sản xuất và sinh hoạt; tăng dày điểm đo độ mặn ở các tỉnh ĐBSCL.

Cung cấp thông tin, bản đồ phân bố nước ngọt dưới đất, hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị; thành lập Tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật các địa phương trong việc tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt phục vụ chống hạn và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL và Tây Nguyên, đồng thời yêu cầu Quỹ Môi trường hỗ trợ tài chính các địa phương giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân vùng bị hạn.

Về lâu dài, Bộ trưởng TN&MT cũng đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát đối với nguồn nước xuyên biên giới, vận hành các hồ chứa lớn, lưu lượng, mực nước và xâm nhập mặn (đối với ĐBSCL). Rà soát các quy trình vận hành liên hồ; hướng dẫn các địa phương tiếp tục điều tra tìm kiếm nguồn nước ngọt ở các tầng sâu, kết hợp với việc xây dựng các công trình cấp nước, trữ nước sinh hoạt để sẵn sàng ứng phó với tình trạng như vừa qua. Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu.

 Thực hiện quy hoạch, tính toán cân bằng tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước để phục vụ công tác dự báo diễn biến, chỉ đạo sản xuất và triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời. Kiểm soát được mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; bảo vệ tài nguyên nước, khắc phục và hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo nhất là dự báo dài hạn về biến đổi khí hậu, thiên tai; đầu tư cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp công trình cứng và công trình mềm.

Cho rằng “các nền kinh tế sẽ có thể ảnh hưởng do khan hiếm nước, đối với Việt Nam phần lớn nguồn nước xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ, do đó an ninh nguồn nước là vấn đề hết sức quan trọng”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị sớm đề xuất để Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác song phương, đa phương như hợp tác tiểu vùng Mê Kông, hợp tác Mê Kông - Nhật Bản, hợp tác Mê Kông - Lan Thương… đàm phán xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, khai thác sử dụng nguồn nước trên cơ sở các nguyên tắc và thông lệ quốc tế là sử dụng công bằng, hợp lý; không gây hại đáng kể đến các quốc gia khác có chung nguồn nước.

Thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi tiếp nhận thông tin, dữ liệu về các điều kiện khí tượng, thủy văn, địa chất thủy văn, sinh thái, chất lượng nguồn nước và các thông tin, số liệu về dự báo có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.