Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Vậy giải pháp nào để kiểm soát những xung đột lợi ích và phải làm gì để Quy định 144-QĐ/TW đi vào cuộc sống, góp phần ngăn chặn tình trạng thao túng, lũng đoạn nền kinh tế từ các DN “sân sau”? Xung quanh vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, pháp lý, nhằm hiến kế xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.

* GS.TS Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch VIAC, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển: Bổ nhiệm cán bộ không nên quá chú trọng về bằng cấp

GS.TS Lê Hồng Hạnh. (Ảnh: V. Anh)

GS.TS Lê Hồng Hạnh. (Ảnh: V. Anh)

Để kiểm soát vấn đề xung đột lợi ích, cần rất nhiều giải pháp, nhưng tôi cho rằng giải pháp về cán bộ cần được ưu tiên hơn cả. 15 năm qua, qua 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, chưa bao giờ Đảng và Nhà nước ta lại xử lý nhiều cán bộ đến thế, kể cả cán bộ cấp cao, cấp chiến lược. Thực trạng này có hai khía cạnh buộc chúng ta phải nghĩ đến.

Thứ nhất, Đảng ta, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất kiên quyết, kiên trì nhằm làm trong sạch Đảng trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Vì kiên quyết nên mới có kết quả như vậy. Nhưng khía cạnh thứ hai rất đau lòng, tại sao cán bộ của chúng ta lại vi phạm nhiều như thế, mà vi phạm đến độ bất chấp mọi chuẩn mực pháp luật và đạo đức xã hội? Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng răn dạy cán bộ, đảng viên rằng: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”... Nhưng nhiều quan chức đâu có ngừng, có những người đã “kiếm tiền” từ cách đây hơn chục năm, đến bây giờ lên tới những vị trí cao hơn vẫn tiếp tục “kiếm tiền”.

Vừa rồi, Bộ Chính trị ban hành Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Để Quy định này trở thành điểm nhấn thì theo tôi phải đổi mới căn bản công tác cán bộ hiện tại. Theo đó, quy hoạch, bổ nhiệm và sắp xếp cán bộ đừng quá chú trọng về bằng cấp để khiến nhiều cán bộ, lãnh đạo bằng mọi cách có được học hàm, học vị. Đối với những cán bộ học thực, có khát vọng nắm vững tri thức để làm tốt công việc, bằng cấp đó sẽ là cái bảo đảm cho công việc của họ, cho tổ chức. Còn nếu bằng cấp được sử dụng như một điều kiện đủ để được vào quy hoạch, được bổ nhiệm và được học thần tốc thì chính bằng cấp đó sẽ làm hại cho Đảng và Nhà nước.

Nghĩa là cần phải có những tiêu chí định lượng và cụ thể hơn khi bổ nhiệm cán bộ. Chúng ta đang bổ nhiệm cán bộ theo một hệ tiêu chí thiên về định tính... Năng lực, phẩm chất của người cán bộ thể hiện qua kết quả công việc và thái độ phục vụ Nhân dân chứ không qua những lời nói, những bài phát biểu. Một bí thư tỉnh, một chủ tịch tỉnh trong nhiệm kỳ của mình tăng được GDP cao, cuộc sống của người dân được tốt hơn qua các tiêu chí định lượng sẽ nói lên năng lực của những cán bộ đó. Nếu vì “tiền tệ, quan hệ” mà đưa người nào đó vào quy hoạch và bổ nhiệm thì không thể có cán bộ tốt. Quy định 144 sẽ không phát huy được mục tiêu mà chúng ta kỳ vọng nếu như công tác cán bộ vẫn định tính vô lường.

* Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nguyên Chủ tịch VIAC: Cần cơ chế đủ rõ cho cán bộ sửa sai

Luật sư Trần Hữu Huỳnh. (Ảnh: NVCC)

Luật sư Trần Hữu Huỳnh. (Ảnh: NVCC)

Chúng ta coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, mà “sân sau” cũng là biểu hiện của tham nhũng. Do vậy, vấn đề của Đảng và Nhà nước sau những câu chuyện như vừa qua sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm nhằm tạo chuyển biến lớn để làm minh bạch hóa thị trường cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát tốt quyền lực nhà nước, kiểm soát hiệu quả xung đột lợi ích, bảo vệ uy tín của Đảng và Nhà nước...

Hiện nay, quy định pháp luật của chúng ta về kiểm soát xung đột lợi ích đã tương đối đầy đủ, nhưng một số quy định còn hình thức. Chẳng hạn, vấn đề kiểm soát tài sản cá nhân, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tôi cho rằng thực hiện chưa hiệu quả. Bởi cách làm hiện nay là kiểm soát theo kiểu bốc thăm với một tỉ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa đặt ra việc kiểm soát đối với những người đứng đầu và các chức danh ứng cử, đề cử. Theo tôi, những vị trí này, nhất là 200 Ủy viên Trung ương Đảng phải được công khai tài sản, thu nhập, kể cả của người thân, chứ không phải công khai theo kiểu bốc thăm trúng mới kiểm soát.

Đảng ta đã có chủ trương khuyến khích những ai trót “nhúng chàm” mà chủ động “rửa tay” thì sẽ được xử lý nhẹ hơn. Do đó, cần phải có cơ chế đủ rõ ràng nhằm tạo điều kiện cho những người đã trót “nhúng tràm” nộp lại tài sản bất minh do tham ô, nhận hối lộ. Tức là tự gột rửa, thành khẩn khai báo và tự nguyện “đứng sang một bên”; nếu có chế tài thì cần áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho người quay lại, kể cả giải pháp cần thiết phải sửa đổi pháp luật. Giải pháp này sẽ giúp cho nhiều người đang sống trong nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sẽ bị đưa ra xử lý, thay vào đó, họ sẽ tự giác sửa chữa lỗi lầm.

Ngoài thực hiện nghiêm minh pháp luật, theo tôi, muốn kiểm soát được “sân sau” của các cán bộ, công chức vẫn là vấn đề cải thiện thu nhập. Chúng ta cần cải cách chế độ tiền lương để đời sống của cán bộ, công chức được nâng lên; đồng thời khen thưởng những cán bộ, công chức ở vào vị trí nhạy cảm, nguy cơ “xung đột lợi ích” rất lớn nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất liêm chính. Ngoài ra, đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ, nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm cũng là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế “sân sau”.

* TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng CIEM: Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế

TS Võ Trí Thành. (Ảnh: V. Anh)

TS Võ Trí Thành. (Ảnh: V. Anh)

Việt Nam đang hướng tới xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, có khả năng giải trình cao. Những vấn đề liên quan đến việc chưa hoàn thiện thể chế, sai lệch trong cạnh tranh, lạm quyền, lộng quyền để thu lợi bất chính… tồn tại ở bất kỳ nền kinh tế nào, đối với Việt Nam lại càng đặc biệt, vì đang trong quá trình hoàn thiện, chưa kể chuyện đầu tư công rất lớn.

Giải quyết những bất cập này, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách thể chế. Nếu nói quyền lực là vấn đề lạm dụng và “xin - cho” thì cải cách thể chế theo hướng minh bạch, cạnh tranh một cách bình đẳng, công bằng sẽ giảm rất nhiều tiêu cực, hạn chế việc lạm dụng quyền lực. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, phải từng bước giảm dần tỉ trọng đối với những nguồn lực của Nhà nước. Như vậy, chúng ta vừa phát triển thị trường cạnh tranh, vừa phát triển bền vững các DN, kể cả khu vực tư. Bên cạnh đó, với những chính sách có tầm ảnh hưởng lớn thì rất nên có nhóm tư vấn chính sách. Vai trò của nhóm tư vấn này rất quan trọng và phải đạt 3 yêu cầu: có tính độc lập, không bị chi phối bởi nhóm này, ngành kia; phải có tầm nhìn đủ rộng, đặc biệt là vấn đề phát triển; phải được cung cấp đầy đủ thông tin.

Cuối cùng là vấn đề giám sát, là thưởng - phạt nghiêm minh. Bên cạnh xử phạt thì cũng cần có động lực để phát triển, không chỉ là thu nhập mà còn là môi trường làm việc, sự tôn trọng...

* Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an: Giám sát phải đến nơi đến chốn

Thiếu tướng Lê Văn Cương. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thiếu tướng Lê Văn Cương. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Có thể nói, hầu hết các vụ tham nhũng lớn đều có móc ngoặc, câu kết giữa một số cán bộ Nhà nước các cấp có chức quyền với các doanh nhân để thực hiện hành vi tham nhũng. Vì thế, trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan chức năng, kể cả Quốc hội cần phải giám sát chặt chẽ mối quan hệ giữa cán bộ có chức quyền đối với các DN, doanh nhân lớn. Nếu mối quan hệ này được giám sát chặt chẽ thì chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều vụ án lớn xảy ra. Bên cạnh đó, cũng phải sửa đổi hệ thống luật pháp về giám sát quyền lực của cán bộ, công chức Nhà nước và hệ thống luật về hoạt động của DN.

Theo tôi, Quy định 144-QĐ/TW là bước tiến của Đảng, nhưng mấu chốt vẫn là tổ chức thực hiện. Cái sơ hở nhất, lỏng lẻo nhất chính là giám sát quyền lực. Bởi vậy, song song với quy định mới này cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp, đồng thời triển khai thực hiện và giám sát thực hiện đến nơi đến chốn. Giám sát được ví như ngọn đèn pha, người ta chỉ ăn vụng trong bóng tối, chứ không ai ăn vụng dưới ánh đèn Neon sáng rực. Hoạt động của Nhà nước phải minh bạch, phải đặt hoạt động của Nhà nước dưới ánh mặt trời; càng minh bạch, càng công khai càng hạn chế được tham nhũng, tiêu cực.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".