Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ 2: 'Luật làm ăn' bất thành văn

Dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng - một trong những dự án mà Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu. (Ảnh: Viên Nguyễn)
Dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng - một trong những dự án mà Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu. (Ảnh: Viên Nguyễn)
(PLVN) - Trong quá trình liên minh để trục lợi, nhiều quan chức và doanh nhân gần như thỏa thuận ngầm trong việc ăn chia, từ đó hình thành “luật chơi” riêng và có những quy ước bất thành văn rất tinh vi.

Cài thầu quen, chèn thầu lạ

Một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là đầu tư Nhà nước còn lớn, nhất là về kết cấu hạ tầng và đây thường là những dự án có số vốn khổng lồ. Vì thế, những hành vi trục lợi luôn có nguy cơ hiện hữu từ lĩnh vực này với thủ đoạn vô cùng tinh vi.

Phân tích về thủ đoạn của nhóm tội phạm này, GS. Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển thừa nhận “cách thức rất đa dạng”. Thậm chí, có những cách mà mới nhìn vào, ai cũng nghĩ rất khách quan, đó là đấu thầu. Pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ về đấu thầu, nhằm bảo đảm sự bình đẳng, minh bạch, thế nhưng, đấu thầu có sự tham gia của các DN “sân sau” của các quan chức thì gần như trở thành bình phong. Thông thường, các quan chức này tìm mọi cách để tiết lộ hoặc cung cấp những thông tin có lợi nhất cho nhà thầu “sân sau”. Cũng có thể họ bảo kê cho DN “sân sau” của mình có đầy đủ những điều kiện phù hợp với công trình được đưa ra đấu thầu, nhưng trong thực tế thì các điều kiện đó không tồn tại.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh:

Vào những năm 2005 - 2006, qua khảo sát, chúng tôi thấy có khoảng 63% DN đồng ý với câu hỏi đưa ra: “Có “bôi trơn” thì công việc mới chạy”, có nghĩa là cứ gặp khó khăn trong thủ tục, trong kinh doanh là họ sẵn sàng “bôi trơn”. Nhưng sau 19 năm, con số đó có xu hướng giảm dần, xuống còn dưới 40% vào những năm gần đây... Tuy nhiên, con số dưới 40% vẫn là lớn, do vậy nguy cơ trở thành “cộng đồng sân sau” vẫn ở mức cao và điều này làm giảm niềm tin của DN vào tính liêm chính của bộ máy công quyền.

Một số vụ án xảy ra trong thời gian qua đã minh chứng rất cụ thể cho những đánh giá của Chủ tịch VIAC. Ví dụ, liên quan tới vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan, tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bị cơ quan điều tra khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ông Ngọc dù biết rõ Tập đoàn Thái Dương chưa đủ điều kiện để cấp phép nhưng vẫn đánh giá là đủ điều kiện và đã đề xuất, ký ban hành Giấy phép khai thác khoáng sản, giao nguồn tài nguyên đất hiếm cho Tập đoàn này khai thác, dẫn đến việc khai thác trái phép, gây thất thoát khoáng sản của Nhà nước với trị giá ước tính trên 600 tỷ đồng.

Hay như vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, ban đầu, DN này chỉ có quy mô cấp huyện, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Phúc Sơn liên tiếp nhận nhiều công trình từ Bắc đến Nam. Có thời điểm, DN này nắm trong tay tới 21 dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng. Tại một phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, Người phát ngôn Bộ Công an cho rằng, cơ quan quản lý đã không nắm được năng lực thực tế của DN này. Mức độ của Phúc Sơn “rất vừa phải” nhưng trúng thầu dự án hàng nghìn tỷ đồng, trong khi nhiều công ty hùng mạnh cũng không nhận được những dự án lớn như thế.

Bên cạnh việc cài thầu quen, chèn thầu lạ, các đối tượng phạm tội còn bày trò hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại nếu như DN “sân sau” của mình vì lý do nào đó không trúng thầu... “Như vậy, việc tổ chức đấu thầu tưởng là để bảo đảm khách quan, công bằng nhưng trên thực tế nó đã bị bóp méo do các thủ đoạn cài cắm, ma lanh của những đối tượng bất chấp pháp luật, bất chấp sự thiệt hại lớn cho nền kinh tế, bỏ qua lợi ích chung để hòng kiếm chác những lợi ích cho bản thân” - GS. Hạnh cho biết.

“Ông biếu chân giò, bà thò chai rượu”

Từng có thời gian dài công tác tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nguyên Chủ tịch VIAC không xa lạ gì với những mưu mô, thủ đoạn của nhóm tội phạm này. Ông cho biết: Những năm đầu sau đổi mới, chúng tôi nhận thấy, phần lớn các DN đều có nguy cơ trở thành “sân sau” theo kiểu cung cấp nguồn tài chính cho các nhu cầu của cán bộ có chức quyền để trục lợi. “Qua thực tế chúng tôi thấy tình trạng nhũng nhiễu thể hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý của Nhà nước, từ đất đai, thuế đến thanh tra, kiểm tra, cấp giấy phép... (đây là mầm mống để hình thành nên “sân sau”). Cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thể gây ra nhũng nhiễu để trục lợi. Đã có những báo cáo kết hợp giữa Thanh tra Chính phủ và World Bank chỉ ra rằng, trong 17 lĩnh vực tương đối phổ biến đều có phản ánh của DN là có sự nhũng nhiễu của cán bộ, công chức” - Luật sư Huỳnh nói.

Nhiều năm trước, quan hệ giữa quan chức với DN “sân sau” thường là trực tiếp (trực tiếp đứng tên cổ phần, cổ phiếu, sổ đỏ... của DN), hoặc ưu ái cho DN của người thân trong gia đình. Dư luận hẳn chưa quên trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ quan trọng ở tỉnh này, bà đã ưu ái cho Công ty Cường Hưng (do chồng bà Thanh là Chủ tịch Hội đồng thành viên) được hưởng nhiều “đặc ân” trong các lĩnh vực bất động sản, kinh doanh bến thủy, vật liệu xây dựng... Với vi phạm này, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã bị Ban Bí thư ra quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Một trường hợp khác cũng điển hình cho tình trạng trên là vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Khi còn đương chức Chủ tịch TP Hà Nội, ông Chung đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy-3C thông qua Công ty Arktic - là công ty của gia đình ông Chung - với giá cao hơn mua trực tiếp từ công ty của Đức, gây thiệt hại cho Nhà nước 36 tỷ đồng.

Những năm gần đây, do quy định của pháp luật ngày càng chặt chẽ nên hiện tượng trên đã giảm đáng kể. Tinh vi hơn, họ gần như thỏa thuận ngầm với nhau trong việc ăn chia, anh cho tôi cơ hội thì tôi trả anh tiền bạc theo kiểu “ông biếu chân giò, bà thò chai rượu”. Cứ đến kỳ, đến tháng, lãnh đạo các DN tự giác đến “nộp thuế” với hình thức “quà biếu” cho quan chức. Thực trạng này nhiều nơi đã trở thành định lượng, quan chức cứ mặc nhiên mà thu như dạng “thu tô”.

Ví dụ, trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, liên quan đến Công ty AIC, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, (cựu Chủ tịch Công ty AIC) đã nhiều lần mang các gói quà chứa hàng tỷ đồng đến cảm ơn các cựu lãnh đạo địa phương này vào các dịp lễ, Tết, sinh nhật, trong đó có ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan điều tra Bộ Công an cáo buộc ông Quỳnh đã nhận hối lộ nhiều lần với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng; ông Chiến nhận hối lộ tổng cộng 13 tỷ đồng từ lãnh đạo Công ty AIC để tạo điều kiện cho DN này trúng thầu sai quy định.

Đáng chú ý hơn cả là trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã chi tới hơn 100 tỷ đồng hối lộ quan chức các Bộ, ngành, địa phương theo hình thức “quà biếu”, “quà tặng”... Trong vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước cũng nhận “lót tay” 5,2 triệu USD nhằm bao che, bưng bít cho sai phạm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Đối với vụ án liên quan đến Công ty Xuyên Việt Oil, khi còn giữ chức vụ Bí thư tỉnh Bến Tre, ông Lê Đức Thọ không chỉ nhận “lại quả” với số tiền hơn 1 triệu USD mà còn được lãnh đạo Công ty này tặng đồng hồ, siêu xe trị giá nhiều tỷ đồng.

Ngoài việc nhận trực tiếp những khoản tiền rất lớn của DN theo hình thức “quà cảm ơn”, còn có hiện tượng rất phổ biến là các quan chức ăn uống tiệc tùng với nhau nhưng lại gọi DN mà mình quen biết ra thanh toán. Đặc biệt, có những quan chức mặc dù biết người nhà, người thân lợi dụng vào vị trí của mình để trục lợi DN nhưng mặc nhiên đồng ý. Từ đó hình thành nên mối quan hệ không minh bạch giữa cán bộ nhà nước với các doanh nhân.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Phân biệt ranh giới giữa văn hóa cảm ơn đúng nghĩa với quà cáp hối lộ là câu chuyện không hề dễ dàng, đôi khi chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu, cảm nhận... Do đó, gắn liền với những giải pháp “cứng” như hoàn thiện, cải cách thể chế, cơ chế giám sát, xây dựng thị trường cạnh tranh... thì động lực rất quan trọng là văn hóa ứng xử. Không chỉ đối với các cơ quan nhà nước, mà với các DN cũng vậy, vấn đề xây dựng đạo đức, văn hóa chuẩn mực luôn đặt lên hàng đầu.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.